Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất

Thứ năm - 29/09/2016 06:10
Thời gian qua, xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã thực hiện nhiều giải pháp, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập


Đến khu vườn của ông Đào Văn Tám (thôn Tân Sinh Tây), chúng tôi chứng kiến những cây xoài xanh mát đang cho trái trải dài. Khi mới khởi nghiệp, cuộc sống gia đình ông Tám cũng gặp khó khăn. Năm 2005, ông trồng 1ha xoài Canh Nông, nhưng thu nhập thấp. 3 năm sau, ông bắt đầu chuyển đổi một phần diện tích xoài Canh Nông sang xoài Úc, Hòa Lộc. “Nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt do Hội Nông dân xã tổ chức nên tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, mạnh dạn mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng. Đến nay, tôi có 2ha xoài Úc và Hòa Lộc, 30 cây bưởi da xanh. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. Kinh tế gia đình bây giờ đã ổn định”, ông Tám chia sẻ.

 

Lãnh đạo Hội Nông dân xã tham quan vườn xoài của ông Tám
Lãnh đạo Hội Nông dân xã tham quan vườn xoài của ông Tám


Mô hình nuôi heo của gia đình bà Lê Thị Minh Khải (thôn Tân Sinh Tây) cũng được đánh giá khá hiệu quả. Khởi đầu chỉ vài chục con heo thịt, nhưng qua thời gian thấy có lãi, bà Khải quyết định phát triển số lượng nuôi. Cách đây khoảng 5 - 6 năm, biết gia đình bà còn hạn chế về nguồn vốn, xã đã tạo điều kiện cho bà Khải vay 20 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Đến nay, bà đã phát triển khoảng 120 con heo nái, 500 - 600 con heo thịt; trừ chi phí, lãi hơn 500 triệu đồng/năm. Bà còn giải quyết việc làm cho 3 lao động với thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.


Trên địa bàn xã còn có nhiều mô hình tiên tiến, gương sản xuất kinh doanh giỏi các cấp như các ông: Hồ Ngọc Thanh, Nguyễn Trường Sơn với nghề đan giỏ cần xé (Tân Sinh Tây); Hồ Tình chăn nuôi gà công nghiệp, Trương Viết Thọ kinh doanh giỏ cần xé (Tân Sinh Đông); Đặng Văn Chịu nuôi heo siêu thịt; Phạm Ngọc Lân lập vườn trồng cây ăn quả (Tân Quý); Phạm Hùng Sơn nuôi nhông sinh sản (Tân Thành); Nguyễn Hữu Tường nuôi gà lạnh (Lam Sơn); Phạm Đình Phong, Nguyễn Kim Nghĩa trồng xoài Úc (Tân Phú)…


Hỗ trợ phát triển sản xuất  


Phần lớn người dân Cam Thành Bắc sống dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: trồng xoài, lúa, mì, mía, mãng cầu, đu đủ; nuôi tôm chân trắng, cá chẽm… Chăn nuôi heo trang trại cũng khá phổ biến. Tính đến tháng 8, trên địa bàn xã có 82 trại chăn nuôi heo gia công cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với khoảng 32.800 con; 15 trại nuôi heo tư nhân khoảng 2.000 con; nhiều trại gà với quy mô lớn. Địa phương có 187 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, 25 doanh nghiệp tư nhân...


Ông Lâm Ngọc Xuyên - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, thời gian qua, hội thường giới thiệu các mô hình mới, có hiệu quả cao để nông dân học hỏi kinh nghiệm, vận dụng vào sản xuất. Hội còn trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo hoặc cho nông dân đi thực tế. Bên cạnh đó, đề nghị cấp trên xây dựng các điểm trình diễn về con giống mới như: nuôi gà siêu thịt, gà siêu trứng, bò lai, heo siêu thịt…; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ xoài Canh Nông sang trồng xoài Hòa Lộc, Úc; trồng kiệu, rau, đậu các loại. Đến nay, các loại cây trồng này đã xác định hiệu quả, từng bước được nông dân chuyển đổi để nâng cao thu nhập.


Những năm qua, xã rất quan tâm hỗ trợ để người dân phát triển sản xuất như: tạo điều kiện cho người dân vay vốn của ngân hàng và các kênh khác; hỗ trợ kinh phí cho tập huấn khuyến nông, khuyến ngư. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề cũng được chú trọng như: mở lớp dạy may công nghiệp, thành lập tổ hợp tác xã đan tre tại thôn Tân Sinh Tây... Qua đó, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Nhờ vậy, đến nay, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân 23,4 triệu đồng/người/năm.


Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc cho biết, thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phòng trừ sâu bệnh; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay…

Theo Báo Khánh Hòa

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay53,330
  • Tháng hiện tại884,057
  • Tổng lượt truy cập92,057,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây