Quận Hoàng Mai đẩy mạnh phát triển vùng rau thập tự ngoài đê sông Hồng |
Hiện tại, trên địa bàn quận Hoàng Mai còn 3 phường duy trì nghề trồng rau là Lĩnh Nam (100ha), Trần Phú (11ha) và Yên Sở. Trong đó, trên 50% diện tích thuộc phường Lĩnh Nam và Trần Phú đã được Hà Nội cấp giấy chứng nhận vùng quy hoạch đủ điều sản xuất rau an toàn, chủ yếu nằm ngoài đê sông Hồng.
Theo Trạm trưởng Trạm BVTV Hoàng Mai - Thanh Trì, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Mai là một trong những quận rất quan tâm tới rau an toàn với một đề án đưa thực phẩm có nguồn gốc vào các bếp ăn trường học, trong đó đặc biệt ưu tiên rau an toàn sản xuất trên địa bàn quận.
Từ nghề trồng rau truyền thống, trên địa bàn quận Hoàng Mai đã hình thành được nên rất nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động sản xuất, sơ chế, kinh doanh trong lĩnh vực rau an toàn, như Công ty Đông Nam Á, Công ty Khánh Thịnh, Công ty Nông sản Thực phẩm Việt Nam… Mỗi ngày các HTX cung cấp gần chục tấn rau an toàn cho hệ thống trường học, siêu thị, cửa hàng trên toàn thành phố.
Sản phẩm chủ lực và cũng là điểm mạnh của Hoàng Mai là sản xuất các loại rau ăn lá họ thập tự, gồm cải ngọt, cải chíp, cải xoong, cải Đông Dư, cải canh... Đặc biệt, Hoàng Mai chính là quê hương của một loại rau cải nổi tiếng là cải Mơ. Cải Mơ có đặc điểm màu lá đặc trưng không canh đậm như rau cải vùng khác, ăn giòn và ngọt nên ngày xưa từng được coi là rau tiến vua.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của thành phố và trực tiếp là Chi cục BVTV Hà Nội, các HTX rau an toàn tại Hoàng Mai đã tổ chức lễ ký kết 4 nhà nhằm áp dụng mô hình giám sát cộng đồng PGS, mô hình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và các quy trình canh tác IPM, mang lại hiệu quả tích cực khi sản phẩm rau an toàn luôn tiêu thụ khá tốt và bà con gần như trồng gối vụ quanh năm.
Do là vùng rau chuyên canh và người dân sống tốt, ổn định từ nghề trồng rau nên ông Nguyễn Hải Hà khẳng định, người dân sống bằng nghề trồng rau tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ mà 100% làm cỏ bằng tay. Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng thuốc sinh học trên rau đạt tới trên 70%.
Ảnh: Nguyên Huân |
“Kinh nghiệm của người trồng rau ở Hoàng Mai là vãi hại giống dày một chút, sau đó sẽ thu hoạch tỉa một lứa rau cải non kết hợp làm cỏ. Bên cạnh đó, nhờ được tập huấn về xử lý đất, thời vụ, các loại bẫy bả sâu bệnh hại nên việc sử dụng thuốc trên rau giảm mạnh trong nhiều năm trở lại đây”, ông Nguyễn Hải Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng như quận Hà Đông, Hoàng Mai cũng gặp đôi chút khó khăn ở một số cánh đồng về nước tưới. Ngoài ra, trên địa bàn có nhiều vùng cây ăn quả nên việc quản lí thuốc BVTV giữa cây ăn quả và trên rau có vất vả hơn một số vùng rau chuyên canh khác. Mặt khác, theo quy định hiện tại, phường không được bố trí cán bộ bảo vệ thực vật cấp phường nên công tác chỉ đạo điều hành có độ trễ nhất định.
Để khắc phục bất cập này, Chi cục BVTV Hà Nội phối hợp với các lực lượng chuyên ngành như quản lí thị trường, thanh tra Sở NN-PTNT yêu cầu các đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn quận viết cam kết không buôn bán tiêu thụ thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc cấm, đồng thời thường xuyên tổ chức ra quân thanh, kiểm tra. Vì vậy công tác quản lý thuốc BVTV ngày càng tốt hơn. Trong những năm qua không phát hiện vụ việc sử dụng thuốc ngoài danh mục. |
Tác giả bài viết: NGUYÊN HUÂN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;