Học tập đạo đức HCM

'Nóng' vấn đề kháng sinh trong chăn nuôi

Thứ năm - 19/07/2018 00:01
Tại Hà Nội, Cty TNHH Olmix Asialand Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Sinh khối biển trong điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn”.

Với sự tham dự của nhiều chuyên gia tâm huyết, buổi hội thảo trở lên nóng khi bàn về vấn đề kháng và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

10-32-28_2
Chuyên gia của Tập đoàn Olmix (Pháp) giới thiệu các giải pháp thay thế kháng sinh

Theo PGS.TS Võ Thị Trà An, Trưởng bộ môn Khoa học sinh học Thú y, Khoa Chăn nuôi - Thú y (ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh), kháng sinh được sử dụng với mục đích kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và trị bệnh. Hiện tại và 10, 20 năm nữa, chúng ta cũng chưa bỏ được kháng sinh và chăn nuôi không kháng sinh vẫn còn là mơ ước khá xa.

Hiện nay, tình trạng tồn dư kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh cũng đang ở mức báo động. Theo chuyên gia này, sự lan truyền đề kháng kháng sinh hiện nay do vật nuôi dùng kháng sinh và phát triển vi khuẩn đề kháng. Vi khuẩn kháng thuốc có trong thịt động vật và truyền cho người nếu không nấu chín hoặc làm sạch. Phân bón, nước nhiễm phân vật nuôi và vi khuẩn kháng thuốc dùng cho cây, có thể đến ruột con người.

Chính vì vậy, phải chung tay bảo vệ nguồn kháng sinh, thực phẩm sạch bằng cách giáo dục nhận thức cho người chăn nuôi, thú y viên. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như dinh dưỡng, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc…

Còn theo TS Michel Guillaume, GĐ Kỹ thuật Tập đoàn Olmix, kháng sinh cho rằng nền tảng quan trọng trong sức khỏe con người và vật nuôi. Hiệu quả của kháng sinh được bảo đảm thông qua việc sử dụng đều đặn, hợp lý, có kiểm soát và chỉ khi kháng sinh là giải pháp điều trị cuối cùng. Cần thiết phải quản lý môi trường và quản lý điều chỉnh hiệu quả của việc thay thế kháng sinh trong thức ăn cho vật nuôi bằng các chất kháng khuẩn thay thế.

Cùng với đó, giải pháp thay thế kháng sinh trong TĂCN đầu tiên được TS. Michel Guillaume giới thiệu đó là giải pháp về một phổ kháng khuẩn phổ rộng – Asead. Một sự kết hợp sáng tạo độc đáo của chất kháng khuẩn và chất hỗ trợ tiêu hóa.

Asead là một tổ hợp cộng hưởng của các tác nhân kháng khuẩn mạnh mẽ để tối ưu sức khỏe và tăng trưởng. Đó là MSP – Đường đa sunphat hóa có nguồn gốc từ axit hữu cơ, muối của axit hữu cơ và tảo – tiền chất của VFA. Những chất này giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, bảo vệ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.

10-32-28_3
Tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi đang ở mức báo động

Bà Daniele Marzin, Giám đốc Marketing Tập đoàn Olmix, Pháp giới thiệu thêm một giải pháp bảo vệ sức khỏe đường ruột vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trường tốt, đó là Algimun. Đây sẽ là giải pháp tối ưu vì công nghệ MSP độc đáo tạo nên hàng rào phòng vệ tự nhiên vững chắc, cải thiện năng suất chăn nuôi.

Algimun với thành phần 100% từ tảo biển, nguyên liệu tái sinh, độc đáo đạt được chứng nhận bằng sáng chế trên toàn thế giới. Cơ chế tác động của Algimun đã công bố khoa học, hiệu quả được chứng minh thực nghiệm, Algimun tăng cường hàng rào phòng vệ ở vật nuôi bằng cách đảm bảo tính nguyên vẹn đường ruột (hàng rào đầu tiên), đáp ứng miễn dịch (bẩm sinh & thích ứng).

Điểm độc đáo của cả 2 giải pháp này chính là công nghệ chiết xuất tảo biển độc đáo của Olmix – Công nghệ MSP.

Tiến sĩ Pi NYVAL, Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Tập đoàn Olmix, Pháp khẳng định: “MSP ® đã được cấp bằng sáng chế thế giới WO2015071502, đăng ký với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới”. Các polysacc-harides sulfate hóa (MSP) có cấu trúc 3D (phân nhánh), đường hiếm (rhamnose), chứa gốc Sulfate, có tính tương đồng về nguồn gốc phát sinh loài với các glycosaminoglycan từ động vật (heparin), duy nhất ở tảo biển.

Ngoài ra, còn ở kỹ thuật chiết xuất quyết định hoạt tính của MSP. Ngày nay, đặc tính dược động học của polysacc-haride hứa hẹn sẽ là chất kháng khuẩn, kháng vi-rút, điều hòa miễn dịch và tác dụng ngăn hình thành khối u.

KẾ TOẠI/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập291
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm290
  • Hôm nay54,205
  • Tháng hiện tại884,932
  • Tổng lượt truy cập92,058,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây