Học tập đạo đức HCM

Người nuôi thủy sản Thanh Hóa hoang mang tột độ khi bão vào

Thứ tư - 18/07/2018 23:56
Nhiều khu vực của tỉnh Thanh Hóa xuất hiện mưa với lưu lượng lớn. Mưa không ngớt suốt nhiều ngày liền đã tác động xấu đến ngành nông nghiệp, nhiều hộ tham gia nuôi trồng thủy sản đang thật sự bất an…

Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tính đến sáng ngày 18/7, có trên 100ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập. Tuy nhiên, qua rà soát thực tế mức độ thiệt hại không dừng lại ở đó.

18-15-57_1
Hộ nuôi tôm ở Hải Châu tích cực đắp bờ

Trong số các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa, bị ảnh hưởng nặng nề nhất đến thời điểm này là huyện Tĩnh Gia, tập trung chủ yếu ở các xã Hải Châu, Nguyên Bình, Tĩnh Hải, Xuân Lâm và Tân Trường.

Khắp khu vực nuôi của xã Hải Châu nước ngập trắng bang. Đảo một vòng xung quanh dễ nhận thấy sự gấp gáp, khẩn trương hiện rõ trong từng lời nói, việc làm của người dân. Suốt mấy ngày qua, các hộ cật lực triển khai đắp đập, be bờ nhằm chủ động ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy đến, tuy nhiên tình hình không mấy khả quan.

Không giấu nổi âu lo, anh Lê Văn Thịnh, cán bộ địa chính - nông nghiệp xã Hải Châu bộc bạch: “Phát triển kinh tế biển là ngành nghề chính của địa phương chúng tôi, trong đó trọng tâm là khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn xảy ra mưa lớn liên tiếp trên diện rộng, đỉnh điểm là các đêm 15, 16 và 17.

Phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản đang ở tình cảnh hết sức khó khăn, riêng khu vực ngoài đê cơ bản bị ngập trắng. Mặc dù các hộ đã khẩn trương triển khai công tác ứng phó, tuy nhiên nếu thời tiết không thực sự có chuyển biến, trong trường hợp bão đổ bộ về trong đêm 18/7 kết hợp với triều cường dâng cao thì hậu quả rất khôn lường”.

18-15-57_2
Ông Trần Văn Thọ thất thần hướng mắt ra khu vực ao nuôi

Toàn xã Hải Châu có 67ha diện tích nuôi ngao thương phẩm, 60ha tôm, cua hình thức quảng canh (ngoài đê chiếm đến 48ha), có 6 – 8ha tôm công nghiệp, chưa kể 17 hộ khác tiến hành đóng tổng cộng 28 bè với 280 lồng nuôi cá các loại. Dù mức độ, quy mô triển khai ra sao thì điểm chung của tất cả các hộ là sự lo lắng đang dâng lên đỉnh điểm.

Đơn cử như trường hợp của ông Trần Văn Thọ, trú tại thôn Yên Châu. Trên diện tích hơn 6ha, gia đình xác định con tôm là chủ lực, kết hợp nuôi thêm con cua, con ngao nhằm xoay vòng đồng vốn. Từ nguồn kinh phí vay mượn eo hẹp ban đầu, nhờ biết cách lấy ngắn nuôi dài nên có đôi chút khởi sắc. Thế nhưng người tính chẳng bằng trời tính, nội trong vòng 1 năm trở lại đây thôi, thiên tai liên tiếp ập đến khiến vợ chồng ông Thọ chẳng biết đường nào mà lần.

Đưa mắt hướng ra biển nước đục ngầu, ông Thọ thất thần: Tôm thẻ dưới ao đạt cỡ 35 con/kg rồi đấy, mấy hôm trước cánh thương lái còn kéo đến mua hàng chật kín, giờ đảo mỏi mắt cũng chẳng thấy ma nào ngó ngàng. Bạc bẽo quá, bao nhiêu vốn liếng, công sức đổ dồn hết vào ao đầm, chăm bẵm hàng tháng trời mới có thành quả, giờ miếng ăn đến tận miệng còn bị ông trời đang tâm cướp mất.

Mấy ngày nay mưa lớn, nước tràn quá mặt nuôi khiến tôm, cá thất thoát đi nhiều. Suốt từ đêm qua đến giờ, tôi phải huy động anh em, họ hàng, mang phương tiện gia cố quanh khu vực ao. Đồng thời túc trực 24/24, cứ khi nào thủy triều rút thì gấp rút tháo nước, bằng không vỡ bờ thì chẳng còn lại gì sất.

18-15-57_418-15-57_5
Nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Hải Châu ngập trong nước

Với ngót nghét 20 năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, ông Thọ thừa hiểu mọi phương án ứng phó sẽ như muối bỏ bể nếu tình hình thời tiết không có sự tiến triển. Trường hợp mưa lớn kéo dài, độ mặn, độ pH trong ao, môi trường nước thay đổi. Nghiêm trọng nhất là khi có bão, mưa lũ từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn kéo theo cơ man phù sa, bùn đất, nếu tràn vào ao nuôi sẽ làm đậm đặc nguồn nước, đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn ô-xy cần thiết, đối mặt với tình thế này quả thực họa vô đơn chí.

Tâm trạng của ông Thọ cũng chính là nỗi niềm chung của các hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Châu và toàn tỉnh Thanh Hóa.

VIỆT KHÁNH/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay96,917
  • Tháng hiện tại833,027
  • Tổng lượt truy cập93,210,691
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây