Học tập đạo đức HCM

Hồi sinh vùng "đất khát"

Thứ hai - 11/12/2017 06:25
Từ một mảnh đất cằn cỗi với những gốc sắn, ngọn khoai, nay vùng đất Gò Giảng (thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) đã khoe sắc các loài hoa.

 Gặp chúng tôi, nhiều cư dân địa phương cho biết, từ khi có dự án trồng hoa, chính quyền các cấp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc trồng hoa, bà con phấn khởi lắm. Được biết, trước năm 2014, do không chủ động nguồn nước, hơn 9ha đất ở Gò Giảng chỉ được người dân canh tác gần 6ha sắn và khoai, số diện tích còn lại bỏ hoang vì thiếu nguồn nước tưới. Mặc dù vùng đất hoang hóa này rất khó chinh phục nhưng người dân không đành bỏ hoang nên cứ cố công vun trồng... Lão nông Trần Văn Hơn nhớ lại, lúc đó, gia đình ông có 1 sào đất trồng sắn nhưng chuyện có trồng mà chẳng có thu nhập cứ lặp đi lặp lại. Các luống sắn còi cọc, cao chưa đến thắt lưng. Trồng để có cái mong chờ, chứ bỏ đất hoang thì thấy tiếc. Cũng vì tâm lý này mà hàng chục năm qua, các hộ dân có đất canh tác nơi đây vẫn cố kỳ vọng một sự hồi sinh.

Anh Lịnh tất bật ngày đêm chăm sóc vườn cúc cho kịp vụ Tết.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào để xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ các cấp và chính quyền địa phương. Mong muốn là vậy, nhưng con đường tìm tòi thử nghiệm không dễ gì. Biết bao nhiêu dự án, chương trình, tiền của, công sức, mồ hôi đổ vào mà gặt hái cũng không được bao nhiêu, có khi thất bại. Song, nếu sợ thất bại không thử nghiệm thì khó có sự thay đổi. Gò Giảng mãi vẫn chỉ là vùng đất cằn cỗi, đói và nghèo đeo đẳng người dân mãi không thôi. Vùng đất mà chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, người dân chỉ trông chờ vào luống khoai, cây sắn...

Có thể nói sau một thời gian dài trăn trở, thử nghiệm, cuối cùng bài toán xóa nghèo cho vùng "đất khát" này dần có lời giải. Trong quá trình triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới, Gò Giảng được UBND huyện hỗ trợ kinh phí cải tạo vườn tạp, dồn điền đổi thửa để thực hiện dự án trồng hoa với diện tích ban đầu gần 2ha. Ngoài việc mở đường bê-tông dài hơn 700m, rộng 3,5m từ Gò Giảng ra tuyến ĐH4 phục vụ việc đi lại, sản xuất, huyện còn kéo hệ thống điện chiếu sáng, hỗ trợ nhân dân đào giếng khơi, giếng bơm phục vụ trồng hoa... Tập trung cho dự án trồng hoa trên vùng đất khô cằn, các cấp chính quyền ở huyện, xã đã mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp về phân tích chất đất để bảo đảm chắc chắn trước người dân trồng hoa sẽ cải thiện được nguồn thu nhập. "Khi nghe lãnh đạo huyện, xã "đánh cược" với người dân về sự thành công của dự án. Chúng tôi còn hoài nghi, nhưng bây giờ thì thấy "sướng" rồi vì những lời "đánh cược" năm xưa của lãnh đạo đã trở thành hiện thực" - ông Trần Văn Hơn tiếp tục chia sẻ.

 Mô hình hoa ứng dụng công nghệ cao của anh Hùng khoe sắc.

Căn cứ để khẳng định kết quả này chính là "bức tranh" tràn đầy sức sống ở Gò Giảng hôm nay. Mô hình hoa ứng dụng công nghệ cao của anh Phạm Văn Hùng được đầu tư gần 700 triệu đồng, trong đó huyện quan tâm, hỗ trợ 175 triệu đồng để anh có điều kiện làm nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt và du nhập các giống hoa mới. Trong tổng số 5 ngàn chậu hoa treo, gia đình anh Hùng mới vừa xuất bán 2 ngàn chậu, thu về 70 triệu đồng, lãi ròng 25 triệu đồng. Năm nay, ngoài trồng các loài cúc kim, vạn thọ truyền thống, nhiều người còn mạnh dạn đầu tư cả ngàn chậu ly ly có giá trị cao; vườn cúc đại đóa, cúc pha lê đa dạng kích cỡ với số lượng gần 5 ngàn chậu của anh Ngô Phương Lịnh và người thân... Theo anh Lịnh, thông thường nghề "nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" thì nghề trồng hoa phải ăn cơm... chạy! Tiền không nói mà tốn công quá nhiều, ngoài việc thuê lao động phụ giúp, suốt ngày người trồng hoa phải tối mặt tối mũi ở ngoài vườn. Số tiền lãi thu được tính ra nhiều hơn so với những việc khác mà anh đã từng làm. Song, điều quan trọng trong anh là người trồng hoa phải đi sâu tìm hiểu thực tế, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Làm gì cũng phải có quyết tâm, phải biết yêu quý một nghề, đừng có kiểu "đứng núi này trông núi nọ" mà hỏng hết cơ sự.

Công việc trồng hoa đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, chịu khó và không thiếu sự vất vả. Nhưng vì giá trị kinh tế mang lại từ trồng hoa và để cho ngày tết của mỗi nhà thêm hương vị, nông dân Gò Giảng vẫn cứ miệt mài với công việc của mình. Họ tin, dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì tết này vẫn có hoa để cung cấp cho thị trường, đồng thời gia đình họ sẽ có khoản thu nhập xứng đáng để vui xuân, đón tết.

Theo Vy hậu/cadn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm508
  • Hôm nay73,952
  • Tháng hiện tại733,279
  • Tổng lượt truy cập93,110,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây