Học tập đạo đức HCM

Hướng thoát nghèo mới cho nông dân Bắc Kạn

Thứ bảy - 29/04/2017 11:43
Toàn tỉnh Bắc Kạn đã đăng ký, quy hoạch trồng 105 ha diện tích chanh leo, phân bổ đều tại các huyện, thành phố. Bước đầu đã có công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm.

Tìm phương án để người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao phát triển kinh tế, xã hội luôn là vấn đề lớn được các lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn thường xuyên quan tâm.

Với sự tâm huyết, quyết tâm đưa tỉnh nghèo “trỗi dậy” của những người đứng đầu, việc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Bắc Kạn đã giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn khoảng hơn 20.000 hộ.

Nắm bắt được thời cơ, tỉnh Bắc Kạn đã kết nối với một số địa phương bạn để tìm hướng đi mới cho địa phương thoát nghèo hiệu quả, phát triển bền vững.

Trao đổi với PV Phapluatplus.vn, ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Đối với tỉnh Bắc Kạn, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra 4 chương trình trọng tâm, trong đó có việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đẩy mạnh phát triển trồng cây chanh leo, hướng đi mới của người dân Bắc Kạn.
Đẩy mạnh phát triển trồng cây chanh leo, hướng đi mới của người dân Bắc Kạn.

“Cụ thể hóa thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh đã đề ra, trong tháng 2 năm 2017, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã có chương trình làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và một số công ty, doanh nghiệp lớn của tỉnh Ninh Bình để nghiên cứu, phối hợp, đầu tư phát triển nông nghiệp với những loại cây có giá trị kinh tế cao”, ông Hưng cho biết.

Theo chương trình, đơn vị thực hiện đã thống nhất cùng với tỉnh Bắc Kạn phát triển vùng nguyên liệu của công ty với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như chanh leo, cải bó xôi (rau chân vịt), cây hẹ… và công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh đã đăng ký, quy hoạch trồng 105 ha phân bổ đều tại các huyện, thành phố. Trên cơ sở diện tích quy hoạch, các địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành làm đất, đào hố để trồng chanh leo.

Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại buổi giao ban báo chí ngày 28/4.
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại buổi giao ban báo chí ngày 28/4.

Qua báo cáo kết quả khảo sát của đơn vị thực hiện (Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao), hiện tại đã có 6 hộ dân trên địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn tiến hành làm đất, đào hố, bón lót với tổng diện tích 9 ha. Hiện đang chờ giống để trồng trong tháng 5, số diện tích còn lại sẽ được tiếp tục triển khai xử lý thực bì, làm đất để có thể tiến hành trồng trong tháng 7 năm 2017.

Việc triển khai trồng cây chanh leo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mặc dù đã được các cấp, các ngành vào cuộc tập trung chỉ đạo, tuy nhiên tiến độ vẫn còn chậm, chưa đạt được mong muốn.

Lý giải việc này, lãnh đạo tỉnh cho rằng, nguyên nhân là do một số diện tích quy hoạch trồng chanh leo người dân đã trồng ngô và các cây màu khác chưa được thu hoạch; thời tiết trong tháng 3, tháng 4 mưa nhiều ảnh hướng đến tiến độ xử lý thực bì, làm đất; nhiều người dân chưa hiểu được về hiệu quả cũng như lợi nhuận từ việc trồng chanh leo-một giống cây trồng mới trên địa bàn nên còn băn khoăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm…

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, địa phương đang tích cực chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đảm bảo để người dân hiểu được lợi ích từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tham gia trồng cây chanh leo và các loại cây trồng khác cung cấp nguyên liệu cho đơn vị thực hiện.

Hiện nay một số diện tích quy hoạch trồng chanh leo đã được người dân đã trồng ngô và các cây màu khác nên việc triển khai còn chậm.
Hiện nay một số diện tích quy hoạch trồng chanh leo đã được người dân đã trồng ngô và các cây màu khác nên việc triển khai còn chậm.

Trước mắt, tỉnh đang tích cực chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với công ty khẩn trương tổ chức tập huấn kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón đối với số diện tích người dân các huyện và thành phố Bắc Kạn đã làm đất.

Ngoài việc chỉ đạo trồng cây chanh leo, lãnh đạo các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn đang tích cực phối hợp nghiên cứu triển khai trồng rau chân vịt. Sơ bộ đăng ký của các huyện, tổng diện tích quy hoạch để trồng rau chân vịt là 47 ha.

"Với hướng đi đúng, hy vọng cây chanh leo và rau chân vịt sẽ là những cây xóa đói, giảm nghèo, mở ra một hướng đi mới  phát triển bền vững cho nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết.

Cây chanh leo (hay còn được gọi là cây Lạc Tiên, Chanh dây…) là loại cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi có khí hậu ôn hòa; chanh leo ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước.

Hiện nay, chanh leo được trồng và phát triển trên khắp các vùng, miền của cả nước với năng suất trung bình đạt từ 40 đến 60 tấn/ha (vùng Tây Nguyên đạt trung bình 80 tấn/ha) với giá thu mua của các công ty từ 7 nghìn đồng/kg trở lên đã và đang đem lại nguồn lợi không nhỏ về kinh tế cho người dân. Với lợi nhuận cao so với một số loại cây trồng khác, nhiều địa phương đang tiến hành quy hoạch mở rộng vùng trồng cây chanh leo, phát triển vùng nguyên liệu cho các công ty chế biến các sản phẩm nông sản, phục vụ xuất khẩu.

Xuân Thái – Phan Tuyền/ Phapluatplus

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay58,110
  • Tháng hiện tại888,837
  • Tổng lượt truy cập92,062,566
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây