Học tập đạo đức HCM

ộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao “made by… SV”

Chủ nhật - 30/04/2017 05:54
Với đề án "Sản xuất, phân phối bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao", nhóm sinh viên Lê Hải Đăng, lớp Khoa học cây trồng 50 và Hồ Sơn Công, Đặng Trí Dũng, Trương Quang Sinh, Nguyễn Anh Nhiên, lớp Khoa học cây trồng 47A vừa xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp 2017 do Trường đại học Nông Lâm Huế tổ chức lần đầu vào cuối tháng 3/2017.

Lê Hải Đăng đang thiết kế bộ điều khiển công nghệ nông nghiệp cao

“Kết quả này cho chúng em thêm động lực để tiếp tục hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường”, Lê Hải Đăng, Trưởng nhóm thực hiện chia sẻ. Theo Hải Đăng, bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao không những giảm được nhân công lao động mà còn giúp cây trồng, vật nuôi sinh trưởng một cách tối ưu nhất. “Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Với xu hướng đó, hàng nghìn trang trại lớn, nhỏ đang cần đến các thiết bị để điều khiển tự động quá trình chăm sóc cho cây trồng. Đây chính là thị trường tiềm năng cho việc phân phối bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao”, Hải Đăng nói.

Lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất nhằm tạo điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi và cho năng suất, chất lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích, đồng thời giảm được chi phí nhân công trên mỗi đơn vị sản phẩm. Các công nghệ điều khiển nhằm thay đổi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các yếu tố mà cây trồng cần (ánh sáng, không khí, nước, dinh dưỡng, pH và nhiệt độ…) được xem là quan trọng nhất. Các hệ thống này sẽ tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc cho cây trồng một cách chính xác mà không cần đến sự chăm sóc của con người.

Lê Hải Đăng đang thiết kế bộ điều khiển công nghệ nông nghiệp cao

“Cùng với xu thế phát triển công nghệ nông nghiệp cao, hiện nhiều công ty đã nhập các hệ thống điều khiển tự động từ các nước Mỹ, Israel và châu Âu về để phân phối trong nước. Các thiết bị nhập khẩu này có giá tương đối cao (60-80 triệu đồng/bộ), quá trình vận hành tương đối phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Một số công ty trong nước cũng tiến hành thiết kế bộ điều khiển, tuy nhiên chức năng chưa đầy đủ, thường chỉ có một chức năng điều khiển nhiệt độ hoặc ẩm độ không khí, hoặc chức năng bật tắt các thiết bị theo thời gian. Trước thực tế đó, nhóm đã nghiên cứu và thiết kế ra bộ điều khiển công nghệ nông nghiệp cao”, Hải Đăng nói về ý tưởng ra đời của đề án.

Sử dụng một mạch arduino để tiết kiệm điện năng và các thiết bị cảm biến, điều khiển..., bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao do nhóm Đăng thiết kế có khả năng tự động hóa điều khiển các chức năng ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, bón phân và điều chỉnh pH cho cây trồng. Thiết kế nhỏ gọn, giá thành thấp (2,5 triệu/bộ), cơ chế hoạt động đơn giản và ổn định, bộ điều khiển này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài và có nhiều khả năng cạnh tranh với các bộ điều khiển đã có mặt trên thị trường.

Theo tính toán của nhóm, mỗi bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao có giá 2,5 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. “Chi phí khấu hao cho một ngày gần 1.400 đồng, cộng với 1.000 đồng tiền điện thì cũng chỉ tốn gần 2.400 đồng cho một ngày. Trong khi đó, nhờ các chức năng điều khiển tự động như tưới nước, bón phân, quạt gió, phun sương, kéo lưới che chắn ánh sáng, điều khiển pH, EC... , hiệu quả mà nó đem lại có khả năng thay thế cho một công lao động phổ thông. Với mức công lao động khoảng 150.000 đồng/ngày, bộ điều khiển tự động sẽ giúp trang trại tiết kiệm được gần 148.000 đồng/ngày. Việc sử dụng bộ điều khiển tự động còn giúp các trang trại điều khiển chính xác và kịp thời tất cả các yếu tố so với quá trình điều khiển thủ công bằng con người”, Hồ Sơn Công nói.

Thị trường đầy tiềm năng

Hiện, cả nhóm của Đăng đã hoàn thiện phần mềm, quy trình lắp ráp và vận hành của bộ điều khiển này. Sản phẩm mẫu và mô hình trình diễn cũng đã có. “Trong giai đoạn đầu, sản phẩm sẽ được cho mượn dùng thử tại một số trang trại nông nghiệp công nghệ cao với mục đích quảng bá. Việc lập một trang web trực thuộc Trường đại học Nông Lâm Huế và bán sản phẩm thông qua mạng sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ chính của dự án là thông qua việc thiết lập các đại lý phân phối trong cả nước. Mục tiêu tiếp theo của nhóm là kêu gọi đầu tư để sản xuất hàng loạt”, Đặng Trí Dũng cho biết.

Trưởng nhóm Hải Đăng chia sẻ, thị trường và khách hàng hướng tới của dự án không chỉ có các trang trại trồng trọt công nghệ cao bởi các trang trại trồng trọt theo hướng truyền thống cũng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các thiết bị điều khiển tự động quá trình tưới nước, bón phân hay phun sương tạo độ ẩm để giảm chi phí nhân công. Một thị trường tiềm năng nữa là các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại thủy sản vì đây cũng là nơi cần điều khiển các các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió..., các yếu tố như pH, độ mặn độ hòa tan oxy trong nước...

Tham vọng mà nhóm bạn trẻ này đặt ra thời gian tới là xây dựng được công ty và thương hiệu, tạo sự uy tín, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng trên cả nước. Không dừng lại, cả nhóm cũng dự định sẽ tiêu chuẩn hóa bộ điều khiển công nghệ nông nghiệp cao để có thể xuất khẩu sản phẩm “made by Việt Nam” này đi nước ngoài.

Bài, ảnh: NGỌC HÀ/ Báo Thừa Thiên Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay55,609
  • Tháng hiện tại886,336
  • Tổng lượt truy cập92,060,065
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây