Học tập đạo đức HCM

Khai thác du lịch nông nghiệp trị giá hàng chục triệu USD

Thứ bảy - 07/10/2017 00:21
Các điểm du lịch nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao luôn mang lại sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo hôm nay, 5-10 về “Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM”.

Chương trình do Sở Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM tổ chức.

Theo các chuyên gia, xu hướng du lịch kết hợp nông nghiệp đã hình thành từ rất lâu. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những điểm du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp công nghệ cao luôn mang lại sức hút mạnh mẽ đối với du khách.

Khai thác du lịch nông nghiệp trị giá hàng chục triệu USD ảnh 1Giám đốc Sở Du lịch TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ phát biểu tại hội thảo ngày 5-10
Chẳng hạn, ở Thái Lan có chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo mô hình trang trại từ năm 1997; Hàn Quốc có chính sách tăng thu nhập cho nông dân bằng kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp từ năm 1984; Nhật Bản (1995) có chương trình nhà nghỉ nông thôn khắp đất nước nhằm phục vụ cho du khách ăn nghỉ, tham gia các hoạt động hằng ngày (trồng trọt, câu cá, gặt hái…); Trung Quốc (từ năm 1990) với các điểm đến là khu vực nông thôn…
Doanh thu ở các quốc gia trên mang về hàng chục triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng ở TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung vẫn chưa biết cách khai thác các sản phẩm du lịch nông nhiệp, nhất là du lịch nông nghiệp công nghệ cao một cách hiệu quả.

Từ thực tế này đặt ra cho ngành du lịch TP phải nhanh chóng “chuyển mình” trong xu hướng hiện đại.

Khai thác du lịch nông nghiệp trị giá hàng chục triệu USD ảnh 2Các đại biểu dự lễ ký kết tại hội thảo ngày 5-10
Dẫn chứng về thế mạnh của du lịch nông nghiệp ở TPHCM, ông Nguyễn Minh Trí, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển du lịch thuộc Sở Du lịch TPHCM đã trích câu nói của một nhà nghiên cứu người Mỹ: một người nước ngoài sống 10 năm ở TP của một quốc gia sẽ không hiểu biết nhiều về cuộc sống của người dân so với một người chỉ sống 1 năm tại nông thôn cũng ở quốc gia đó.

Theo ông Nguyễn Minh Trí, TPHCM có 5 huyện nhưng chiếm tới ¾ diện tích của toàn TP. Hoạt động kinh tế tại các quận, huyện chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp. Nơi đây còn bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống phù hợp phát triển du lịch nông nghiệp…  Ví dụ như quận 9, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè…

Với Cần Giờ, đây là huyện có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch đường sông, phát triển mô hình làng nghề truyền thống. Địa phương này đã đề xuất TP cho đăng ký thương hiệu đặc sản gồm yến sào, xoài và khô cá dứa.

Tại quận 9, điểm nhấn độc đáo chính là cảnh quan sông nước hữu tình kết nối với các vườn cây ăn trái. Ở Củ Chi, nơi đây đang dành hơn 24.385ha cho sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện như Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè… cũng có những điểm đến du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, góp phần gia tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm và điểm đến của du lịch TPHCM.

Bà Trần Thị Kim Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm khai thác hạ tầng, Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM cho biết, năm 2016 đã có khoảng 12.000 lượt khách đến tham quan Khu nông nghiệp công nghệ cao, tăng hơn 5.000 lượt so với năm 2014 (có 7.000 lượt). Con số này chứng tỏ sức hấp dẫn, sự quan tâm của du khách đến du lịch nông nghiệp công nghệ cao.

Khai thác du lịch nông nghiệp trị giá hàng chục triệu USD ảnh 3Du khách tham quan mô hình nuôi cá Koi tại TPHCM
Khu nông nghiệp công nghệ cao TP có lợi thế về cảnh quan, môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (mô hình sản xuất trong nhà màng, trồng rau thủy canh, hồ sinh thái nuôi cá Koi…). Thêm nữa, nơi đây còn có đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của du khách liên quan đến lĩnh vực chuyên trách nên dự báo số lượng du khách đến đây sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Tuy vậy, bà Hằng cũng cho rằng đơn vị hiện đang gặp một số khó khăn như thiếu nhân lực có nghiệp vụ du lịch; chưa có nơi ăn uống, giải trí, phương tiện chuyên chở phục vụ du khách; các hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu kết nối với các cơ quan chuyên trách.

“Mong rằng ngành du lịch TP cần có định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, đào tạo, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm du lịch, đặc biệt là kết nối các doanh nghiệp lữ hành với các khu nông nghiệp công nghệ cao, các địa phương để hỗ trợ nhau cùng hoạt động”, bà Trần Thị Kim Hằng đề xuất.

Sở Du lịch TP đang tiến hành khảo sát và triển khai được một số chương trình du lịch kết hợp tham quan tại các huyện như Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn…. Chẳng hạn như Khu nông nghiệp công nghệ cao TP, khu nhà vườn sinh thái (vườn kiểng Minh Tân, vườn lan Huyền Thoại, vườn rau sạch Củ Chi…), cơ sở đan lát Thái Mỹ, làng bánh tráng Phú Hòa Đông, suối cá Koi Hải Thanh, tour du lịch 1 ngày tại Cần Giờ…

THI HỒNG - Ảnh: LONG TRÌ/sggp.org.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay23,274
  • Tháng hiện tại201,841
  • Tổng lượt truy cập90,265,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây