Học tập đạo đức HCM

Khi nào hết “giải cứu” nông sản?

Chủ nhật - 10/06/2018 21:43
(ĐTTCO) - Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 9,6%. Riêng xuất khẩu rau quả đạt 1,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nông sản Việt Nam hiện xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới và luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất.

Mặc dù vậy, cho đến nay 90% nông sản nước ta vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Nhiều sản phẩm được bán ra thị trường thế giới không có thương hiệu, nhãn mác, hoặc phải sử dụng thương hiệu nước ngoài.

Đây là bất lợi lớn, ảnh hưởng đến tiến trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, thực trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" luôn lặp lại, kéo theo điệp khúc giải cứu nông sản năm nào cũng diễn ra, như giải cứu heo đến dưa hấu, hành tím, mía đường, khoai lang, chuối, thanh long và gần đây là củ cải, ớt, dưa chuột, hoa ly…

Ở một góc độ nào đó cho thấy khủng hoảng thừa nông sản là điều đáng mừng, nó đóng vai trò như những đợt tập dượt cho tư duy kinh tế thị trường. Có những thời điểm, con số thống kê hàng triệu trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp. Điển hình như người ta viết về ngành chăn nuôi Đông Nam bộ luôn dẫn chứng ra đàn heo, đàn gà, đàn bò… bao nhiêu triệu con.
Một thời gian dài, số lượng được coi là mẫu mực của sự tăng trưởng trong ngành nông nghiệp. Dù năm 2016, khi đàn heo cả nước đạt khoảng 30 triệu con, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nhưng chuồng trại, tăng đàn vẫn ầm ầm. Kết quả, đến đầu năm 2017 cuộc khủng hoảng thừa heo xảy ra ngay chính trên mảnh đất được mệnh danh “thủ phủ chăn nuôi”.
Mới đây nhất, tỉnh Quảng Nam có thư kêu gọi cộng đồng giải cứu hàng ngàn tấn dưa hấu ở huyện Phú Ninh. Tương tự, ở Quảng Ngãi, đầu tháng 5 khi giá dưa hấu chỉ còn 1.000-1.500 đồng/kg, UBND huyện Bình Sơn gửi thư huy động các cơ quan, đoàn thể mua giúp hàng ngàn tấn dưa cho nông dân. Cũng trong tháng 5, chính quyền huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã kêu gọi mỗi công chức trên địa bàn mua 9kg ớt không tiêu thụ được của nông dân…
Điều đáng nói, trong lúc nhiều mặt hàng nông sản “dính” quả đắng, một vài đặc sản Việt xuất hiện ở các thị trường khó tính như lá tía tô sang Nhật Bản, vải thiều lên kệ trong hệ thống siêu thị Tops, Centre Food Hall tại Thái Lan, hay cá ngừ Bình Định, Phú Yên được các đối tác Nhật Bản yêu thích. Điều này có làm thay đổi vị thế nông sản Việt?
Thực tế vẫn chưa thấy tín hiệu lạc quan, bởi số lượng nêu trên còn quá bé nhỏ. Vướng mắc ở đâu? Càng hội nhập sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mở rộng, nguy cơ rơi vào khủng hoảng thừa càng cao. Nhiều cuộc giải cứu trong vô vọng cho thấy nông nghiệp Việt Nam còn một khoảng cách rất xa với thị trường thế giới.
Việc liên tục phải giải cứu nông sản cho thấy Việt Nam giỏi sản xuất nhưng lại quá kém kết nối cung cầu. Nông sản tắc đầu ra nhưng nông dân cứ trồng, nuôi theo phong trào, không quan tâm sau này bán cho ai. Nông dân vẫn nhìn nhau để sản xuất,  phớt lờ khuyến cáo của các cơ quan chức năng, vì vậy họ như đánh bạc trên mảnh đất của mình. 
Ở khía cạnh khác, đến nay doanh nghiệp rất ngại đầu tư vào nông nghiệp, do rủi ro lớn, phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn không nhiều. Vai trò của Nhà nước còn mờ nhạt, còn người tiêu dùng vẫn tỏ ra e ngại chất lượng sản phẩm trong nước. Để tránh việc triền miên giải cứu nông sản phải giải được bài toán từ gốc là liên kết tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp.
Khi xây dựng được vùng trồng nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được nguồn cung xuất khẩu, vừa có hàng chất lượng. Nông dân cũng hưởng lợi nhờ ổn định đầu ra, giá cả hợp lý và được hỗ trợ kỹ thuật nên năng suất cao. 
Thực tế đòi hỏi phải liên kết được các hộ nông dân, trang trại nhỏ lẻ thành hợp tác xã mới giải quyết được bài toán sản xuất manh mún. Qua đó mới có thể đưa công nghệ sản xuất hiện đại, làm ra sản phẩm chất lượng để xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước. Để làm được điều này, ngoài sự tự thân vận động của nông dân và doanh nghiệp rất cần bàn tay của Nhà nước, nhất là về dự báo thị trường, phát triển xúc tiến thương mại, mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường mới, tăng sản lượng tiêu thụ.

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH/saigondautu.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay41,463
  • Tháng hiện tại816,741
  • Tổng lượt truy cập91,990,470
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây