Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm để cây có múi ra trái nghịch mùa

Chủ nhật - 08/07/2018 05:51
Xuất khẩu rau đạt 3,5 tỉ USD năm 2017 và kỳ vọng đạt 4 tỉ USD năm 2018 và 10 tỉ USD trong tương lai gần (2020). Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần quy hoạch “vẽ lại bản đồ” cho cây có múi. Đó là chuyện của các nhà quản lý, người trồng ĐBSCL đã tự biết làm cho giá trị vườn cây mình tăng lên bằng việc cho trái nghịch mùa.
 

Xôn xao mùa nghịch

Thị trường tiêu thụ cây có múi liên tiếp tăng. Ngày nay, với nhu cầu đa dạng thức ăn, thức uống từ… thiên nhiên đã tạo điều kiện cho cây có múi phát triển. Một vài con số thống kế thị trường tiêu thụ trên thế giới về cây có múi khá thú vị. Tiêu thụ cam toàn cầu đạt 71,416 triệu tấn trong năm 2015.

Từ năm 2007 đến 2015, mức tăng trưởng đáng chú ý nhất về tiêu thụ cam đã đạt được ở Trung Quốc (tăng trung bình 11%/năm). Trong 8 năm gần đây, lượng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc tăng hơn 3 lần lên 3,8 triệu tấn năm 2015.

Trước xu thế này, các nhà vườn Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… đã tăng cường trồng cây có múi. Đặc biệt là hai loại cam và bưởi. Cây cam sành, cam xoàn đã được tăng diện tích khá lớn tại Hậu Giang, Vĩnh Long. Ông Trần Văn Năm, huyện Châu Thành, Hậu Giang có 2 ha trồng cam sành,  sau khi thu hoạch đã áp dụng kỹ thuật cho cây ra hoa nghịch vụ.

Ông lý giải “mùa nghịch dù cho trái ít hơn, chăm sóc cực hơn, nhưng bù lại giá cao hơn. Có khi cao gấp đôi so với mùa thuận vì vậy lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều”. Gần đây, ông cùng một số người trồng trong vùng nhận thấy cam sành dù có giá trị kinh tế cao (nặng ký) nhưng bảo quản và xuất khẩu khó nên chuyển sang trồng cam xoàn có giá trị kinh tế cao hơn, có khả năng xuất khẩu và ổn định thị trường hơn.

Tại Vĩnh Long, nhà vườn ở Măng Thích cũng bắt đầu bước vào mùa nghịch. Theo các nhà vườn tại đây, ĐBSCL mưa nắng thất thường nên việc để cây có múi ra hoa kết trái nghịch mùa không phải dễ.

Kinh nghiệm của nhà vườn

Các tỉnh ĐBSCL đều có mực thủy cấp cao nên các vườn cây ăn quả ở ĐBSCL nói chung và cây có múi nói riêng đều được trồng trên liếp.

Mức huy động dinh dưỡng của cây bưởi thấp nhất, kế đó là quýt, tiếp theo là chanh và cuối cùng là cam có mức huy động dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đấy không lớn nên có thể dùng chung một công thức cho các cây có múi.

Phân hữu cơ và vôi: Khác với nhãn, vải, chôm chôm… cây có múi cần nhiều phân hữu cơ hơn. Nên bón làm 2 lần, lần đầu bón đậm trước mùa mưa và lần 2 bón cuối mùa mưa.

Phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai. Phân dơi rất tốt cho cây có múi vì có hàm lượng kali cao. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn dùng không đúng vì tất cả phân dơi bán trên thị trường chỉ đều khô nhưng chưa hoai nên khi bón vào cây sẽ phân hủy làm cho rễ cây bị “xót”, rụng trái.

Vôi rất cần thiết cho cây có múi, nhất là ĐBSCL vì đất thường bị phèn. Hơn nữa, nếu thiếu vôi thì trái cây bị nứt, da không bóng, tép khô không đều. Đầu mùa mưa cần bón chung với phân hữu cơ với lượng 500 kg/ha.

Lân cũng rất cần thiết, nếu vườn đủ lân thì lá cây mới to, dày có hiệu suất quang hợp tốt. Lân nên sử dụng Lân Đầu trâu 46P+, vì ngoài thành phần như DAP thông thường, phân này có hoạt chất Avail, ngăn cản quá trình cố định lân dễ tiêu thành lân khó tiêu nên rất hiệu quả.

Phân khoáng: Không thể không bón phân khoáng nếu muốn có năng suất cao, mẫu mã đẹp. Đạm là dinh dưỡng cần thiết nhất để tạo nên năng suất, còn kali là dinh dưỡng quyết định cho chất lượng.

Công thức NPK cho cây có múi dùng ở tỷ lệ 1-1-1 hay 2-2-3. Trước đây NPK 15.15.15 (bà con quen gọi là phân 3 số) được nông dân dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu dùng phân 3 số cũng cần gia giảm thêm N hay K, lúc trái đang lớn cần trộn thêm với đạm, trước thu hoạch 2 tháng cần tăng kali.

Nguồn phân đạm nên dùng đạm hạt vàng 46A+, vì phân này có chứa Agrotain chống thất thoát rất tốt nên chỉ cần bón 70% so với urea thông thường.

Đặc biệt, nên dùng phân NPK Đầu trâu 16.16.16, sản phẩm liên doanh giữa Cty CP Phân bón Bình Điền với Cộng hòa Liên bang Nga. Điều đặc biệt kali trong phân này có mặt cả 3 loại, KNO3, K2SO4 và KCl nên cây hấp thu rất tốt, mang lại chất lượng cao hơn so với kali “muối ớt” thông dụng.

Cũng giống như phân 3 số 15-15-15, khi sử dụng phân này ở giai đoạn sau đậu quả cần thêm một ít phân đạm.
Khi bón phân NPK (hay phân khoáng đơn) trong mùa mưa không nên cuốc đất vì rễ bị tổn thương dễ làm rụng trái mà chỉ cần rải trên mặt đất giữa 2 hàng, sau đó dùng xác bã thực vật lấp lại.  

Tác giả bài viết: HOÀNG HUY

Nguồn tin: laodong.vn

 Tags: tỉ usd

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,375
  • Tổng lượt truy cập93,152,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây