Hiện nay, ở miền Tây chỉ có An Giang và Đồng Tháp là 2 địa phương còn có lúa mùa nổi với tổng diện tích khoảng 400ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Tri Tôn (An Giang).
Lúa mùa nổi có năng suất thấp (chỉ đạt 2,5 - 3 tấn/ha) nhưng có ưu điểm nổi bật là sau khi thu hoạch, người dân có thể tận dụng thân cây lúa (rơm rạ) để ủ gốc hoa màu. Những loại hoa màu này sau đó sẽ ít tốn công chăm sóc, ít phun thuốc trừ sâu bệnh và cho năng suất vượt trội.
Lúa mùa nổi có thể dài đến 3 - 4m, tuỳ theo độ sâu mực nước vào mùa nước nổi. Từ một hạt giống ban đầu, lúa mùa nổi có thể phát triển 9 - 10 nhánh.
Thu hoạch lúa mùa nổi ở An Giang. Khi nước rút, lúa nằm dài trên mặt đất và lóng trên cùng vươn lên để trổ bông.
Nông dân xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang)bỏ hom mì sau khi thu hoạch xong lúa mùa nổi. Do thân cây lúa to nên rất thích hợp ủ gốc cây màu trong suốt quá trình sinh trưởng.
Lúa mùa nổi thường sản xuất theo phương pháp hoàn toàn tự nhiên nên hạt gạo đạt độ dinh dưỡng rất cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Hạt lúa mùa nổi to tròn, săn chắc, có màu vàng óng ánh.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã