Học tập đạo đức HCM

Kết quả xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Thứ ba - 09/08/2016 01:43
Sáu tháng đầu năm 2016 GRDP tăng 8,03%; tổng giá trị sản xuất tăng 9,34% so với cùng kỳ năm 2015, đạt cao nhất trong 5 năm qua và là một trong những tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,28%; Công nghiệp - xây dựng tăng 14,87%, thương mại, dịch vụ tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2015.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thụy Dũng

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương và Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngay từ năm 2009, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định chọn 8 xã để làm điểm xây dựng nông thôn mới; Năm 2011, có 100% số xã trong tỉnh hoàn thành các quy hoạch xây dựng nông thôn mới; năm 2012 đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại các xã và hoàn thành xây dựng, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã.

Đến nay, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, hiệu quả trong toàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có bước chuyển biến rõ rệt, xuất hiện nhiều mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp và nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể; hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, lưới điện, trạm bơm, cống đập, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, bãi xử lý rác thải... được tập trung đầu tư xây dựng theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong 5 năm (2011-2015) tỉnh Thái Bình đã thực hiện cứng hóa gần 1.040 km kênh mương cấp 1 loại 3 và nạo vét hàng nghìn km sông ngòi; xây dựng và nâng cấp 7.368 km đường giao thông nông thôn; xây dựng 28 trạm bơm, 248 cống đập, 20 trạm cấp nước sạch; 94 trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non; 27 nhà văn hóa xã; 867 nhà văn hóa thôn; 171 trạm y tế; 80 chợ; 99 xã hoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn. Tổng nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 của tỉnh khoảng 11.066,5 tỷ đồng

Với những kết quả trên, đến nay toàn tỉnh có 164 xã (62,4%) đạt chuẩn nông thôn mới, 93 xã đạt 10 - 18 tiêu chí, chiếm 35,4%; 6 xã đạt 9 tiêu chí, chiếm 2,2%; bình quân toàn tỉnh đạt 16,53 tiêu chí, tăng trên 11 tiêu chí so với năm 2010. Dự kiến đến hết năm 2016 có 200 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 76% tổng số xã toàn tỉnh.

Song song với thực hiện xây dựng nông thôn mớithực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng các kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai thực hiện gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu giống lúa chuyển biến tích cực theo hướng giảm giống lúa dài ngày thay thế bằng giống lúa ngắn ngày (đến năm 2015 diện tích lúa ngắn ngày chiếm 96% tổng diện tích, tăng 3,4% so với năm 2010). Toàn tỉnh hiện có 177 cánh đồng mẫu; trong đó có 111 cánh đồng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngày từ đầu vụ. Đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 1.350,5ha đất nông nghiệp đã được tích tụ bằng nhiều hình thức như: thuê đất, chuyển nhượng, góp đất; thực hiện cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 55% khâu thu hoạch và 48% khâu gieo cấy.

Chăn nuôi phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng số gia trại, trang trại. Hiện nay, toàn tỉnh có 21.616 gia trại chăn nuôi tăng 39,5% và 728 trang trại chăn nuôi; trong đó, có 74 trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

Toàn tỉnh đã mở rộng và phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, mô hình GAP; tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá sủ, tôm càng xanh, tôm sú, nuôi Ngao vùng bãi triều ven biển và mở rộng nuôi cá lồng trên sông. Khai thác thủy sản phát triển ổn định, các hộ ngư dân tích cực cải hoán tàu cá; tổng số lượng tàu cá khai thác hải sản hiện có 1.210 phương tiện với tổng công suất khai thác đạt 89.105 CV tăng 34.470 CV so với năm 2010.

Khánh Linh
Nguồn tin: http://thaibinh.gov.vn/

 Tags: tăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập795
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,503
  • Tổng lượt truy cập93,125,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây