Học tập đạo đức HCM

Khát vọng làm giàu từ mô hình HTX kiểu mới

Thứ ba - 09/08/2016 10:52
Đến xã Xuân Áng, huyện Hạ Hoà chúng tôi được thăm HTX NN và Dịch vụ tổng hợp Xuân Phúc Phú Thọ, với những thành viên còn rất trẻ. Anh Bùi Đức Tuyển - Giám đốc HTX chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp đại học Tài chính, cầm tấm bằng cử nhân trên tay, tôi cũng đã có thời gian đi làm kế toán cho một số HTX, Doanh nghiệp để có thu nhập và tích luỹ kinh nghiệm. Sau đó, tôi và những người bạn cùng tốt nghiệp Đại học đã góp vốn làm trang trại từ năm 2014”. Điều đặc biệt là 7 thành viên HTX đều đã tốt nghiệp các trường đại học: Tài chính, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, tuổi đời khá trẻ từ 26 đến 32 tuổi. Được địa phương tạo điều kiện cho thuê 2ha đất anh cùng các bạn đã hùn vốn xây dựng trang trại nuôi gia súc, gia cầm. Làm trang trại được hơn 2 năm thấy có hiệu quả, đến tháng 2/2016 các anh quyết định thành lập HTX để có tư cách pháp nhân thuận tiện cho việc giao dịch mua dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của HTX.
Khu vực nuôi lợn, chuồng trại của HTX được thiết kế thoáng, khá sạch sẽ, có kho chứa thức ăn ngay tại chuồng, có 30 con lợn nái được nuôi tách biệt mỗi con 1 chuồng để thuận tiện chăm sóc. Chia sẻ về bí quyết nuôi lợn nái, anh Tuyển vui vẻ cho biết: “Thức ăn cho lợn nái, tôi thường pha chế tấm, cám và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cho nái trong mỗi phần ăn. Bên cạnh đó, tôi thường đọc sách, báo, tài liệu để có kiến thức về thú y, theo dõi quy trình, hoạt động của lợn từ khi nuôi lợn dự bị đến khi sinh sản”. Sát với khu vực nuôi lợn nái là khu nuôi lợn thịt, được thiết kế rộng rãi gồm có 10 ô chuồng, mỗi ô nuôi khoảng 15 đến 20 con, có hệ thống vòi tắm tự động cho lợn rất tiện dụng. Việc nuôi và chăm sóc lợn thịt được HTX thực hiện rất chuyên nghiệp, có hồ sơ theo dõi giờ giấc cho ăn, tắm rửa, ngày giờ tiêm phòng… Do được bố trí khoa học nên mỗi khu chuồng chỉ cần một công nhân chăm sóc là đủ. HTX dự kiến trong thời gian tới lợn nái sinh sản được bao nhiêu con sẽ giữ lại nuôi để phục vụ dịp tết năm nay. Tiếp đến là khu vực nuôi lợn rừng, nhìn sơ qua cũng có khoảng hơn ba chục con lợn rừng, mỗi con chừng 20kg, về kỹ thuật nuôi và chăm sóc lợn rừng thấy có phần đơn giản hơn nuôi lợn nái và lợn thịt. HTX dự kiến tiến tới sẽ không bán lợn cho thương lái mà sẽ xây dựng lò giết mổ lợn để ký hợp đồng bán trực tiếp vào các siêu thị ở những thành phố lớn sẽ ổn định về đầu ra, giá thành sẽ cao hơn vì không phải qua khâu trung gian như trước đây.

Khu vực nuôi gia cầm được HTX thiết kế tách biệt với khu vực nuôi lợn. Chuồng nuôi gia cầm cũng được chia theo từng ô vuông vắn; mỗi ô nuôi khoảng 200 con gà. Việc nuôi và chăm sóc gà HTX cũng thực hiện theo quy trình, ghi chép giờ cho ăn, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh nên HTX hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh. Gà thịt trung bình 5 tháng sẽ xuất bán, mỗi con nặng 2,2kg. Mỗi lứa gà HTX nuôi khoảng 800 con, sau mỗi lứa được bán trừ các khoản chi phí HTX thu lãi được từ 25 đến 30 triệu đồng.

Ngoài mô hình chăn nuôi đang triển khai, HTX còn hướng đến thử nghiệm một số mô hình mới như mô hình nuôi trùn quế bằng phế phẩm nông nghiệp theo quy mô hộ gia đình. HTX sẽ hướng dẫn phương pháp nuôi, cách thức chăm sóc, các yếu tố tác động đến khả năng phát triển của trùn đến các hộ gia đình. HTX ký hợp đồng thu mua trùn quế đối với các hộ gia đình khi được thu hoạch.  Trùn quế khi được thu hoạch có thể sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh, chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, trùn quế còn được các nhà khoa học xem như là nhà máy xử lý chất thải. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn làm xử lý nước cho ao tôm, cá rất hữu hiệu. Mô hình trồng bí đao cũng đang được HTX triển khai đến các hộ gia đình. HTX đầu tư ban đầu cho mỗi hộ gia đình 500.000đ và hướng dẫn cách trồng và chăm sóc và ký hợp đồng cam kết sẽ thu mua hết sản phẩm cho bà con. Doanh thu của HTX ước đạt hơn 3 tỷ đồng.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng những kế hoạch kinh doanh được HTX xây dựng bởi những cử nhân tài chính, những kỹ sư nông nghiệp, trải qua thời gian nghiên cứu kỹ am hiểu các yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước và thị trường tiêu thụ… làm nên thành công  của HTX giúp cho rất nhiều hộ gia đình nơi đây có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Rời HTX NN và Dịch vụ tổng hợp Xuân Phúc Phú Thọ, chúng tôi không khỏi thán phục trước nghị lực dám nghĩ, dám làm của những thanh niên có trình độ chuyên môn với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Theo Báo Phú Thọ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,196
  • Tổng lượt truy cập92,023,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây