Học tập đạo đức HCM

Bí quyết thành công là tạo điều kiện phát triển sản xuất

Thứ tư - 10/08/2016 10:30
Ông Lê Thanh Hồng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú khẳng định bí quyết để thành công là tạo mọi điều kiện thuận lợi để dân phát triển sản xuất.

Bộ mặt nông thôn xã Đông Phú đã lột xác sau hơn 5 năm xây dựng NTM

Sau thời gian thực hiện quyết liệt mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đông Phú (huyện Châu Thành, Hậu Giang) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí và đang chờ công nhận. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Thanh Hồng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú khẳng định bí quyết để thành công là tạo mọi điều kiện thuận lợi để dân phát triển sản xuất.

1. Chúng tôi ghé thăm nhà anh Nguyễn Văn Hoài (ấp Phú Lợi) khi anh đang cặm cụi chăm sóc vườn cam trĩu trái. Anh Hoài cởi mở cho biết: Gia đình có 11 công đất. Vụ vừa qua, vườn cam 4 công thu được vài chục triệu đồng. Đặc biệt, vườn bưởi da xanh mới thu lần đâu nhưng cũng được gần 200 triệu. Trừ hết chi phí bỏ túi trên 100 triệu đồng.

Theo chia sẻ của anh Hoài, trước đây hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn lắm, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên vườn cây ăn trái ngày càng xanh tốt. Anh còn được xã tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn và giới thiệu lên Ngân hàng NN-PTNT huyện Châu Thành vay vốn đầu tư phát triển SX.

“Từ nguồn vay ngân hàng mỗi năm 100 triệu đồng, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư cho vườn cây ăn trái. Mới vài năm trước tôi thay nguyên vườn bưởi da xanh 7 công. Nguồn thu gia đình bị hụt, cũng từ nguồn ngân hàng tôi bỏ thêm ít vốn đi buôn lúa mới ổn định được cuộc sống”, anh Hoài nói.

Ngồi cạnh bên, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng ấp Phú Lợi tham gia câu chuyện: Từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, bà con được hưởng nhiều cái lợi. Dễ thấy nhất là việc thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Bà con đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái. Đời sống vì thế khấm khá lên trông thấy.

Gia đình ông trưởng ấp cũng là một trong những hộ mạnh dạn bỏ lúa để trồng cây ăn trái. Nhưng khi chuyển đổi, ông cũng như nhiều bà con đâu nhiều vốn tích lũy, lại thêm việc đầu tư làm mô hình mới tốn nhiều tiền. Vào những năm 2011, khi chương trình xây dựng NTM triển khai, các chính sách về tín dụng đã có những ưu đãi hơn và được nồng ghép vào. Bà con được tạo điều kiện vay vốn tối đa.

Hộ nào điều kiện kinh tế tương đối thì được giới thiệu vay tiền tại Ngân hàng NN-PTNT, còn đối với những hộ nghèo, cận nghèo vay tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ai trong vùng chí thú làm ăn, đều được tạo mọi điều kiện thuận lợi vay vốn. Người không có nhiều đất thì dùng vào việc chăn nuôi heo gà, cải tạo vườn tạp còn đa số bà con về lập vườn cây ăn trái.

Chẳng mấy năm sau mà vùng đất này thay đổi hẳn. Những vườn ây ăn trái xum xuê đã đẩy lùi những rộng lúa lại phía sau. Những căn nhà tường khang trang thi nhau mọc lên. Đời sống người dân khá hẳn.

09-22-48_2
Nhiều nhà vườn khấm khá nhờ chuyển đổi trồng cây ăn trái từ nguồn vốn tín dụng

09-22-48_2

 

 

2. Cũng chính từ những cái được này mà công tác vận động đóng góp ở xã Đông Phú trong xây dựng NTM bà con nhận thức được rất tốt. Họ chẳng tiếc đất, cũng chẳng tiếc hoa màu cùng nhau đóng góp công sức vào lợi ích chung.

Dễ thấy nhất tại địa phương là việc huy động sức dân trong xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Nói đâu xa, con đường kênh Bến Ba dài 2.500m sẻ dọc ấp Phú Lộc đi qua hàng chục hộ gia đình được đông đảo bà con ủng hộ.

Lộ bê tông đổ tới đâu, bà con vui vẻ hiến đất, chặt bỏ cây ăn trái đến đó. Gia đình anh Hoài cũng là một trong những hộ trực tiếp hiến gần 200m2 đất để làm lộ.

“Có lộ đi lại thuận tiện hơn nhiều. Mình đóng góp như vậy không chỉ vì mình mà còn vì người khác nữa. Chẳng ai ép mình hiến đất và phải chặt cây ăn trái nhưng thấy việc tốt thì phải làm. Có con đường đi lại, bộ mặt xóm làng thấy khác hẳn”, anh Hoài nói.

Trước đây gia đình anh Hoài chỉ có chiếc xe đạp nay nhờ đồng vốn tín dụng được vay, anh lăn xả vào làm kinh tế. Giờ nhà cửa đã xây dựng vững chãi. Chiếc xe đạp năm nào anh vẫn đèo chở con đi học nay đã thành dĩ vãng, thay vào đó là chiếc xe máy chạy vi vu trên chính con lộ anh đóng góp.

Còn chú Huỳnh Văn Leo, được xem là “ông trùm” hiến đất tại địa phương chia sẻ, trước đây làm ăn đâu hiệu quả thế này. Bây giờ có vài công đất thôi thì cũng sống khỏe rồi. Được như vậy cũng là nhờ cách mạng, rồi thời bình anh em cán bộ địa phương tạo điều kiện về chính sách. Nhận được thì cũng phải cho đi.

“Tôi không bao giờ tiếc phần đất mình hiến. Ông bà đã nói rồi “Mình ăn thì hết, cho người ta thì còn mãi”. Có con đường giao thương thuận tiện, việc buôn bán hay làm gì cũng thuận. Nhìn bà con chạy xe bon bon ngang qua nhà, tôi nhìn thấy được ý nghĩa của việc mình làm", chú Leo nói.

Gia đình chú Leo chỉ có 5 công đất nhưng mặt tiền của mảnh đất dài hơn 300m. Khi làm đường, nhà nước đề nghị mỗi hộ hiến 5m đất bề ngang. Tức là chú phải hiến gần 1/3 diện tích đất. Tính ra giá trị kinh tế khoảng 400 triệu đồng. Nhưng chú không hề nhăn mày nhíu mặt, vẫn vui vẻ đóng góp như bao người.

Ông Lê Thanh Hồng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú cho biết:

"Bà con địa phương chủ yếu phát triển nông nghiệp là chính nên việc tạo điều kiện để người dân tăng hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích là rất quan trọng. Từ định hướng trên nên trong quá trình xây dựng NTM chúng tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển SX.

Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách, chúng tôi còn quy hoạch lại các vùng SX tập trung, sau đó kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra theo giá có lợi nhất cho người dân. Hiện nay, thu nhập trung bình của xã đã đạt 34 triệu đồng/người/năm.

Cũng từ những giá trị nhận được, chúng tôi mở lời kêu gọi bà con làm NTM vì cái chung thì chẳng ai lỡ lòng nào chối từ".


Bộ mặt nông thôn xã Đông Phú đã lột xác sau hơn 5 năm xây dựng NTM

Sau thời gian thực hiện quyết liệt mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đông Phú (huyện Châu Thành, Hậu Giang) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí và đang chờ công nhận. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Thanh Hồng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú khẳng định bí quyết để thành công là tạo mọi điều kiện thuận lợi để dân phát triển sản xuất.

1. Chúng tôi ghé thăm nhà anh Nguyễn Văn Hoài (ấp Phú Lợi) khi anh đang cặm cụi chăm sóc vườn cam trĩu trái. Anh Hoài cởi mở cho biết: Gia đình có 11 công đất. Vụ vừa qua, vườn cam 4 công thu được vài chục triệu đồng. Đặc biệt, vườn bưởi da xanh mới thu lần đâu nhưng cũng được gần 200 triệu. Trừ hết chi phí bỏ túi trên 100 triệu đồng.

Theo chia sẻ của anh Hoài, trước đây hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn lắm, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên vườn cây ăn trái ngày càng xanh tốt. Anh còn được xã tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn và giới thiệu lên Ngân hàng NN-PTNT huyện Châu Thành vay vốn đầu tư phát triển SX.

“Từ nguồn vay ngân hàng mỗi năm 100 triệu đồng, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư cho vườn cây ăn trái. Mới vài năm trước tôi thay nguyên vườn bưởi da xanh 7 công. Nguồn thu gia đình bị hụt, cũng từ nguồn ngân hàng tôi bỏ thêm ít vốn đi buôn lúa mới ổn định được cuộc sống”, anh Hoài nói.

Ngồi cạnh bên, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng ấp Phú Lợi tham gia câu chuyện: Từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, bà con được hưởng nhiều cái lợi. Dễ thấy nhất là việc thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Bà con đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái. Đời sống vì thế khấm khá lên trông thấy.

Gia đình ông trưởng ấp cũng là một trong những hộ mạnh dạn bỏ lúa để trồng cây ăn trái. Nhưng khi chuyển đổi, ông cũng như nhiều bà con đâu nhiều vốn tích lũy, lại thêm việc đầu tư làm mô hình mới tốn nhiều tiền. Vào những năm 2011, khi chương trình xây dựng NTM triển khai, các chính sách về tín dụng đã có những ưu đãi hơn và được nồng ghép vào. Bà con được tạo điều kiện vay vốn tối đa.

Hộ nào điều kiện kinh tế tương đối thì được giới thiệu vay tiền tại Ngân hàng NN-PTNT, còn đối với những hộ nghèo, cận nghèo vay tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ai trong vùng chí thú làm ăn, đều được tạo mọi điều kiện thuận lợi vay vốn. Người không có nhiều đất thì dùng vào việc chăn nuôi heo gà, cải tạo vườn tạp còn đa số bà con về lập vườn cây ăn trái.

Chẳng mấy năm sau mà vùng đất này thay đổi hẳn. Những vườn ây ăn trái xum xuê đã đẩy lùi những rộng lúa lại phía sau. Những căn nhà tường khang trang thi nhau mọc lên. Đời sống người dân khá hẳn.

09-22-48_2
Nhiều nhà vườn khấm khá nhờ chuyển đổi trồng cây ăn trái từ nguồn vốn tín dụng

09-22-48_2

 

 

2. Cũng chính từ những cái được này mà công tác vận động đóng góp ở xã Đông Phú trong xây dựng NTM bà con nhận thức được rất tốt. Họ chẳng tiếc đất, cũng chẳng tiếc hoa màu cùng nhau đóng góp công sức vào lợi ích chung.

Dễ thấy nhất tại địa phương là việc huy động sức dân trong xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Nói đâu xa, con đường kênh Bến Ba dài 2.500m sẻ dọc ấp Phú Lộc đi qua hàng chục hộ gia đình được đông đảo bà con ủng hộ.

Lộ bê tông đổ tới đâu, bà con vui vẻ hiến đất, chặt bỏ cây ăn trái đến đó. Gia đình anh Hoài cũng là một trong những hộ trực tiếp hiến gần 200m2 đất để làm lộ.

“Có lộ đi lại thuận tiện hơn nhiều. Mình đóng góp như vậy không chỉ vì mình mà còn vì người khác nữa. Chẳng ai ép mình hiến đất và phải chặt cây ăn trái nhưng thấy việc tốt thì phải làm. Có con đường đi lại, bộ mặt xóm làng thấy khác hẳn”, anh Hoài nói.

Trước đây gia đình anh Hoài chỉ có chiếc xe đạp nay nhờ đồng vốn tín dụng được vay, anh lăn xả vào làm kinh tế. Giờ nhà cửa đã xây dựng vững chãi. Chiếc xe đạp năm nào anh vẫn đèo chở con đi học nay đã thành dĩ vãng, thay vào đó là chiếc xe máy chạy vi vu trên chính con lộ anh đóng góp.

Còn chú Huỳnh Văn Leo, được xem là “ông trùm” hiến đất tại địa phương chia sẻ, trước đây làm ăn đâu hiệu quả thế này. Bây giờ có vài công đất thôi thì cũng sống khỏe rồi. Được như vậy cũng là nhờ cách mạng, rồi thời bình anh em cán bộ địa phương tạo điều kiện về chính sách. Nhận được thì cũng phải cho đi.

“Tôi không bao giờ tiếc phần đất mình hiến. Ông bà đã nói rồi “Mình ăn thì hết, cho người ta thì còn mãi”. Có con đường giao thương thuận tiện, việc buôn bán hay làm gì cũng thuận. Nhìn bà con chạy xe bon bon ngang qua nhà, tôi nhìn thấy được ý nghĩa của việc mình làm", chú Leo nói.

Gia đình chú Leo chỉ có 5 công đất nhưng mặt tiền của mảnh đất dài hơn 300m. Khi làm đường, nhà nước đề nghị mỗi hộ hiến 5m đất bề ngang. Tức là chú phải hiến gần 1/3 diện tích đất. Tính ra giá trị kinh tế khoảng 400 triệu đồng. Nhưng chú không hề nhăn mày nhíu mặt, vẫn vui vẻ đóng góp như bao người.

Ông Lê Thanh Hồng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú cho biết:

"Bà con địa phương chủ yếu phát triển nông nghiệp là chính nên việc tạo điều kiện để người dân tăng hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích là rất quan trọng. Từ định hướng trên nên trong quá trình xây dựng NTM chúng tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển SX.

Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách, chúng tôi còn quy hoạch lại các vùng SX tập trung, sau đó kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra theo giá có lợi nhất cho người dân. Hiện nay, thu nhập trung bình của xã đã đạt 34 triệu đồng/người/năm.

Cũng từ những giá trị nhận được, chúng tôi mở lời kêu gọi bà con làm NTM vì cái chung thì chẳng ai lỡ lòng nào chối từ".


Theo NNVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,957
  • Tổng lượt truy cập92,041,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây