Đây là ý kiến được đưa ra tại hội thảo "Xu hướng thực phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam" do Sở khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức ngày 11-8 tại TPHCM.
Giải thích cho vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Nghĩa, công tác tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam và là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới nói rằng, cái khó trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ không nằm ở vấn đề kỹ thuật mà nằm ở thị trường đầu ra, vì thế, sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thể kỳ vọng vào người nông dân hay các hợp tác xã nông nghiệp được.
Theo ông Nghĩa, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần có sự liên kết, trong đó sản phẩm làm ra phải có địa chỉ phân phối rõ ràng để người tiêu dùng nhận diện, do đó, chỉ doanh nghiệp mới có thể làm được.
Hiện tại ở Việt Nam đã có một vài doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, điển hình như hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica của bà Phạm Phương Thảo. Theo đó, Organica đã liên kết với nông dân để cùng sản xuất rau hữu cơ và phân phối qua hệ thống 5 cửa hàng, gồm bốn tại TPHCM và một ở Đà Nẵng.
Bà Thảo chia sẽ tại hội thảo rằng, để làm nông nghiệp hữu cơ, nhà sản xuất phải giải được hai vấn đề đó là giải pháp kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm. Do hiện nay, giá những sản phẩm hữu cơ cao hơn sản phẩm cùng loại trồng theo cách truyền thống, vì thế, theo bà Thảo, đầu ra sản phẩm mới quan trọng và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo các đại biểu tham dự hội thảo, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm hữu cơ ngoài vấn đề giá cả, còn có cả sự nghi ngờ rằng, liệu đó là sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hay trồng theo cách truyền thống rồi đóng gói với tên gọi sản phẩm hữu cơ để.
Bà Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ), người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp cho rằng, chỉ có một giải pháp để xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng đó là phải cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc sản xuất của sản phẩm.
Cùng quan điểm đó, bà Phương Thảo cũng thừa nhận, với tình trạng tranh tối, tranh sáng như hiện nay, việc minh bạch thông tin là một cách để nhà sản xuất tự bảo vệ mình trước những ai làm ăn gian dối và qua đó tăng sự tin tưởng hơn với người tiêu dùng.
Theo Ngọc Hùng/thesaigontimes.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;