Học tập đạo đức HCM

Chuyện vượt khó của chị Điệp

Thứ bảy - 13/08/2016 11:59
Nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi, gương điển hình phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi của tỉnh, chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp (sinh năm 1955) ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo đã chứng minh, phụ nữ là nông dân cũng biết cách làm giàu ngay trên quê hương mình. Vừa qua, chị Điệp vinh dự là 1 trong 3 nông dân của tỉnh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chị Điệp bên trang trại chăn nuôi heo của mình.
Ảnh: QUỲNH NHIÊN

Kiên trì vượt khó…

Chị Điệp từng làm Bí thư Đoàn thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo; cuộc sống của chị tưởng chừng ổn định từ đó. Nhưng đến năm 38 tuổi, chị phát hiện mình bị bệnh, không còn đủ sức đóng góp cho phong trào Đoàn của địa phương. Trong khi đó, gia đình lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chị phải một mình nuôi hai con nhỏ, gánh vác thay chồng đang đi bộ đội. Nghỉ việc ở nhà với số tiền trợ cấp ít ỏi, chị đã quyết tâm khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Năm 1994, chị Điệp vay mượn tiền của hàng xóm để làm ăn. Chị thuê 2 ha đất để trồng cao su và mở thêm cửa hàng nhỏ buôn bán gạo. Cuộc sống bươn chải cùng với gánh nặng nuôi con khiến chị rất vất vả, nhưng bằng khát vọng vươn lên, dám nghĩ dám làm, chị đã vượt qua tất cả. Đến năm 2000, vườn cao su đã cho thu hoạch giúp chị trang trải cuộc sống. Thời điểm đó, chị còn theo các lớp tập huấn, sinh hoạt tại Câu lạc bộ Chăn nuôi tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kiến thức chăn nuôi. Sau đó, chị mạnh dạn vay 150 triệu đồng từ ngân hàng để bắt đầu chăn nuôi.

Từ việc chăn nuôi gia công cho công ty với 60 con heo nái, sau 3 năm khi đã nắm vững kỹ thuật, chị Điệp tách ra làm riêng. Khi mới đứng ra chăn nuôi riêng, đàn heo của chị gặp phải dịch bệnh, số tiền mua thức ăn và vắc xin phòng bệnh cho đàn heo tăng lên khiến chị rất chật vật. Tuy nhiên, bằng lòng kiên trì, quyết tâm cao cùng với kiến thức đã được học, chị lại tiếp tục thực hiện khát vọng làm giàu của mình.

… đem đến thành công

Đến nay, mô hình trang trại chăn nuôi trại lạnh của chị Điệp có hơn 1.000 con heo thịt, 200 con heo nái và 9 ha cao su. Chuồng trại chăn nuôi được chị xây dựng quy mô, có hệ thống thông gió thường xuyên, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, cách ly với môi trường xung quanh. Chị thường xuất bán heo thành phẩm cho thương lái ở Bình Dương, Bình Phước và TP.Hồ Chí Minh. Đối với diện tích cao su, vào thời điểm giá mủ thấp, bấp bênh nhưng chị vẫn quyết tâm giữ vườn cây, có những điều chỉnh thời gian cạo mủ sao cho phù hợp nên vẫn mang lại hiệu quả.

Hiện nay, thu nhập bình quân hàng năm của chị Điệp lên đến 4 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại của chị đã tạo việc làm cho 14 lao động địa phương với mức lương từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Chị còn tích cực tham gia công tác xã hội. Hàng năm, chị đều trích một phần thu nhập để hỗ trợ vay vốn không tính lãi cho phụ nữ trong ấp; đồng thời tham gia xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ quỹ học sinh nghèo hiếu học…

Chị Điệp chia sẻ: “Theo tôi, bất kể sự thành công nào cũng cần sự kiên trì; khi gặp khó khăn không được nản lòng, mà phải tìm mọi cách tháo gỡ. Tôi nghĩ, mình còn phải cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để tiếp tục mở rộng, phát triển trang trại trong thời gian tới…”. Với nghị lực vượt khó, chị Điệp đã trở thành tỷ phú trên chính mảnh đất quê hương mình; là điểm sáng trong phong trào phụ nữ là nông dân làm kinh tế giỏi của địa phương.

Theo Báo Bình Dương
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm263
  • Hôm nay31,811
  • Tháng hiện tại210,378
  • Tổng lượt truy cập90,273,771
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây