Đưa đặc sản đất Bắc về phương Nam
Anh Nguyễn Đức Thuận, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa là người đầu tiên đưa giống gà Lạc Thủy (Hòa Bình), và vịt đốm Lạng Sơn về nuôi tại địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Thuận cho biết: “Đầu năm 2015, tôi bỏ ra trên 1,7 tỷ đồng để đầu tư chuồng trại, hạ tầng theo quy mô trang trại trên diện tích 2ha rồi tìm đến Viện Chăn nuôi quốc gia (Hà Nội) mua con giống gà Lạc Thủy và vịt đốm Lạng Sơn về nuôi. Ban đầu, tôi thả nuôi 4.000 gà Lạc Thủy; 2.000 vịt đốm Lạng Sơn; 10 con heo rừng thuần chủng; 10 con bò lai sinh sản và trồng 200 trụ thanh long ruột đỏ... Chỉ tính riêng tiền mua con giống cũng đã ngót 300 triệu đồng. Nếu là người không có “máu” làm nông chắc hẳn sẽ không dám đầu tư…”.
Anh Phạm Văn Rạch với cặp gà re quý. Ảnh: Đồng Xuân
Trời không phụ công người, qua gần 2 năm thả nuôi, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Thuận cho thu nhập khá cao. Năm đầu tiên (2015), sau khi trừ chi phí anh thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng.
"Tôi sẽ cố gắng nhân nhanh giống gà re vừa để tăng thu nhập cho gia đình, vừa cung cấp con giống cho bà con, cùng hình thành vùng chăn nuôi gà đặc sản của địa phương…”.
Anh Phạm Văn Rạch
Anh ND Đỗ Văn Được (ở thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) lại thành công với mô hình nuôi cá bống bớp trong lồng bè. Mô hình của anh Được có quy mô lớn nhất xã và có tiếng đối với thị trường trong và ngoài tỉnh. Anh Được kể, sau khi bôn ba với nhiều nghề mà vẫn nghèo, thấy xã có khu vực bãi sông rộng, nước sâu, nguồn cá tạp dồi dào, rất thuận lợi nuôi cá bớp, anh khăn gói vào các tỉnh ven biển phía Nam để học hỏi kinh nghiệm nuôi cá bớp.
Sau khi học lành nghề, anh về quê mạnh dạn vay mượn 250 triệu đồng để làm bè thả nuôi 1.000 con cá giống. Qua 8 tháng thả nuôi, trọng lượng cá đạt 4 - 5 kg/con. Với giá bán 130.000 đồng/kg, anh thu về 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi ròng trên 200 triệu đồng. Năm 2015, anh Được tiếp tục đầu tư làm thêm bè và thả nuôi 1.500 con cá giống. Cuối năm thu hoạch, sau khi trừ chi phí anh lãi trên 400 triệu đồng.
Lan tỏa mô hình
Mạnh dạn đi đầu trong nuôi, trồng cây, con giống mới và có những thành công, nhiều ND giỏi ở Quảng Ngãi đã không ngần ngại chia sẻ, giúp đỡ ND trong vùng cùng phát triển, nhân rộng nghề. Điển hình như anh Đỗ Văn Được. Thấy nuôi cá bớp có thu nhập khá, nhiều người trong vùng đến nhờ anh tư vấn kỹ thuật làm lồng bè, quy trình chăm sóc. Nhiều hộ cũng đã có thu nhập khá cao từ mô hình nuôi cá bống bớp lồng bè.
Khác với anh Thuận, anh Được, anh Phạm Văn Rạch, dân tộc Hre ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ lại là người làm giàu nhờ bảo tồn và phát triển giống gà re - giống gà quý của dân tộc mình. Giống gà re vốn là gà rừng được người Hre thuần hóa có kích cỡ nhỏ, thời gian sinh trưởng dài, đang bị “lấn át” bởi gà lai, gà công nghiệp.
Anh Rạch thổ lộ: “Sau nhiều lần vất vả tìm vào các bản làng người Hre của huyện và tỉnh Kon Tum, năm 2002, tôi mua được con gà trống giống nặng khoảng 1kg, với giá 120.000 đồng, đem về thả nuôi với 3 con gà mái giống được bà con trong làng cho. Từ đó mà nhân giống và phát triển đàn gà lên đến hơn 300 con hiện nay”. Hiện anh Rạch đang tích cực nhân giống để cung cấp gà giống cho nhiều hộ dân trong vùng…
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã