Học tập đạo đức HCM

Làm rau giống thu nhập khá

Thứ sáu - 25/08/2017 06:02
Sau 15 năm "bán mặt cho đất", gia đình anh Nguyễn Văn Tẻo ở khu Đôi Cây, xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã có một cơ ngơi sản xuất rau giống mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.
04-52-37_nh
Anh Nguyễn Văn Tẻo bên trang trại rau giống

Nói về câu chuyện khởi nghiệp của mình anh Tẻo cười bảo: Chuyện thực ra cũng rất tình cờ, bấy giờ cả khu đất này toàn trồng lúa, năng suất thấp, bấp bênh, làm cả năm có khi cũng chỉ được có mấy triệu đồng. Từ việc trồng lúa vừa tốn công sức, không hiệu quả mà lại nghèo đói, năm 2001 anh cùng với gia đình “chia tay” nghề trồng lúa, chuyển sang thử nghiệm trồng trên 2 sào rau.

Thời gian đầu khi mới chuyển đổi sang trồng rau, anh Tẻo thất bại liên tiếp vì chưa biết cách chăm sóc, chưa tìm được phương pháp và kĩ thuật làm giống. Vào những ngày nóng cao điểm, ánh nắng chiếu xuống khiến nhiều loại rau giống không chịu được nhiệt, khô héo, chết hàng loạt, đồng thời khi có rau thì lại không tìm được đầu ra...

Tuy gặp liên tiếp thất bại, nhưng anh Tẻo vẫn không nản chí. Với bản tính chịu thương, chị khó của nông dân, anh lại tiếp tục mày mò, nghiên cứu, vừa trồng, vừa học hỏi qua sách vở, thậm chí học hỏi qua những chuyến đi rao bán giống rau ở tận Hòa Bình và các xã quanh vùng. Càng làm càng có kinh nghiệm.

Đến nay, diện tích sản xuất của gia đình anh đã lên đến hơn 1 mẫu với nhiều lại rau củ như su hào, rau cải, bầu, bí, mướp…

Chia sẻ kinh nghiệm làm rau giống, anh Tẻo cho biết, điều anh rút ra là nghề ươm rau không bao giờ được vội vàng, phải tuân thủ đúng theo từng quy trình kĩ thuật nhất định. Khoảng thời gian sản xuất rau giống tập trung từ tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Mỗi một lứa rau giống cách khoảng 20 ngày tính từ khi gieo hạt thì được thu hoạch.

Để rau không bị ảnh hưởng bởi những tác động của thiên nhiên, anh Tẻo đầu từ làm luống đất với hệ thống giàn khung căng nilon che phủ cẩn thận nhằm điều hoà nhiệt độ, giữ độ ẩm và ánh sáng cho cây giống.

Cũng theo anh Tẻo, các khâu chăm sóc như tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, bón phân, theo dõi cách phòng trừ sâu bệnh cũng tốn khá nhiều thời gian. “Trong quá trình làm rau không được mắc bất kỳ sai sót, nếu không làm đúng quy trình có thể mất trắng cả vụ là chuyện bình thường. Có thời điểm gia đình tôi thu 100 triệu đồng/ngày. Mỗi tháng, trừ tất cả chi phí, còn lãi từ 30 - 40 triệu", anh Tẻo chia sẻ thêm.

Gần chục năm trở lại đây, nghe danh thương hiệu "rau giống Sinh Tẻo” nhiều người cất công lặn lội tìm đến mua, thậm chí còn giới thiệu cho địa phương để nhân rộng mô hình này. Trang trại còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại trang trại của gia đình anh Tẻo không chỉ phục vụ nông dân trên địa bàn xã Thọ lộc mà còn là địa chỉ uy tín cung cấp nguồn rau giống cho các đơn vị trong quân đội như Trường Sĩ quan Lục quân 1, Lữ đoàn 45 và hàng trăm hộ nông dân trong và ngoài địa bàn Hà Nội.

Chị Kiều Thị Sinh, vợ anh Tẻo cho biết: “Mới đầu định mở trang trại ươm rau giống vợ chồng tôi rất băn khoăn. Vì bỏ ra số tiền 400 - 500 triệu để sản xuất giữa đồng không mông quạnh là làm liều. Ngộ nhỡ thất bại thì phải trả bao giờ cho hết nợ. Nhưng vợ chồng tôi vẫn mạnh dạn đầu tư. Nay trang trại hoàn chỉnh, hoạt động đều đặn, thu nhập ổn định, chúng tôi mừng lắm”.

Tác giả bài viết: PHAN CẢNH

Nguồn tin: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,370
  • Tổng lượt truy cập92,043,099
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây