Học tập đạo đức HCM

Nhộn nhịp mùa len trâu đồng bằng sông Cửu Long

Thứ năm - 24/08/2017 10:49
Vào mùa nước nổi, nhiều người chăn trâu kinh nghiệm được các chủ trâu thuê mướn chăm sóc mỗi tháng được trả công từ 2 đến 3 triệu đồng...

Khi mùa lũ về, các cánh đồng ngập sâu trong nước, thời điểm này nhiều đàn trâu khắp nơi được lùa về các đồng trống ở huyện biên giới Hồng Ngự (Đồng Tháp) gặm cỏ và những gốc rạ còn sót sau mùa lúa, tạo nên phong cảnh thi vị ở miền sông nước Nam bộ.

08-06-43_mu_len_tru_3

Trên cánh đồng xã Thường Phước 1, Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền gần 100 con trâu đang thong thả gặm từng ngọn cỏ, cứ thế đàn trâu len lỏi từ đồng này đến đồng khác tìm kiếm thức ăn. Nếu trâu không len lỏi khắp nơi kiếm cái ăn, người nuôi phải tốn rất nhiều chi phí mua thức ăn cho trâu.

Anh Lê Thanh Lâm, ngụ xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cho biết: “Đất bây giờ ngập hết rồi, bắt buộc phải chạy đồng khác tìm chỗ sinh sống. Thời điểm bây giờ rơm đắt đỏ lắm, một công 50.000 đồng, mướn người ta cuộn 1 cuộn rơm cũng mất từ 8 đến 9.000 đồng. Còn mua thì 33.000 đồng mỗi cuộn. Khoảng tháng 10, không có rơm buộc phải mua rơm cho trâu ăn, một ngày 7 con trâu ăn khoảng 5 cuộn rơm”.

Vào mùa nước nổi, nhiều người chăn trâu kinh nghiệm được các chủ trâu thuê mướn chăm sóc mỗi tháng được trả công từ 2 đến 3 triệu đồng tùy số lượng đàn trâu len thuê. Anh Huỳnh Văn Mạnh ngụ ấp 1, xã Thường Phước 2 cho biết: “Tôi cũng đam nghề chăn trâu ông già truyền lại. Bà con thích mến mình rồi gửi trâu mình giữ, tháng cũng được 3 triệu. Xoay sở xăng xe cộ, ăn uống cũng đỡ tốn tiền nhà”.

Gắn bó với nghề len trâu, người len trâu phải ăn ngủ ngay trên cánh đồng. Trong khoảng thời gian 3 tháng, người nuôi phải lùa trâu ra đồng ngay từ sáng sớm và chờ đến khi mặt trời lặn thì gom trâu lại cột tại cánh đồng. Sau khoảng 3 tháng chăn thả, người nuôi lại cột trâu về bãi ở nhà và cho ăn rơm khô.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập603
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,158
  • Tổng lượt truy cập92,035,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây