Học tập đạo đức HCM

Làm trang trại bỏ túi tiền tỷ

Thứ tư - 25/02/2015 03:53
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín chăn nuôi lợn siêu nạc, gia đình ông Nguyễn Tiến Định (sinh năm 1953), thôn Khánh Vân, xã Đoan Bái, Hiệp Hòa (Bắc Giang) thu về hàng tỷ đồng mỗi năm từ mô hình này.

 

Ông Nguyễn Tiến Định bên trang trại của gia đình

Ông Nguyễn Tiến Định bên trang trại của gia đình

 

Sau nhiều năm lang thang ở vùng quê vốn chỉ biết mỗi nghề nông, việc hình thành một trang trại nuôi lợn siêu nạc rất ít người nông dân quan tâm. Trước năm 2004, cũng như bao hộ gia đình khác, gia đình ông Nguyễn Tiến Định cũng chỉ nuôi vài con lợn để tận dụng những sản phẩm thừa từ hạt lúa, củ khoai đồng thời để cải thiện kinh tế gia đình mà không hề nghĩ tới kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi lợn và kiến thức làm giàu từ lợn. Chính vì thế dẫu cần cù, chịu thương chịu khó làm đủ thứ nghề nhưng gia đình ông vẫn rất khó khăn.

Với suy nghĩ phải thay đổi cách làm để cải thiện cuộc sống và đầu tư cho các con ăn học, năm 2004, gia đình ông Định bắt đầu phát triển trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc. Ban đầu, gia đình ông chỉ tập trung đầu tư mô hình chăn nuôi lợn thịt, nhưng sau mỗi lứa xuất bán lại khó khăn trong việc mua con giống về nuôi. Nhận thấy chỉ nuôi lợn thịt không chủ động được nguồn giống và mua giống lợn từ nơi khác về nuôi không rõ nguồn gốc xuất xứ, khó kiểm soát dịch bệnh, trong khi nhu cầu mua lợn giống của bà con nông dân trong và ngoài xã rất lớn, cuối năm 2005, ông Định đã nuôi thêm cả lợn nái sinh sản để cung cấp giống cho gia đình và bà con trong vùng.

Khi quyết định làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn, gia đình ông xác định phải đi theo mô hình khép kín trong chăn thả, chủ động cả con nái, đực nhảy và con giống cho trang trại của mình. Ông đã thầu ruộng của thôn cộng với số ruộng có được của gia đình, tổng cộng 7000m2 ông đã đầu tư quy hoạch trang trại khép kín. Bên cạnh đó, ông không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về thú y để bảo đảm khâu phòng dịch cho vật nuôi.

Nhờ có kiến thức về chăn nuôi và đầu tư bài bản nên trang trại của gia đình ông Định vẫn đứng vững và sản xuất có hiệu quả dù cho có thời điểm các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện lao đao vì dịch lợn tai xanh và các dịch bệnh thông thường khác. Nhờ vậy mà trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Định xã Đoan Bái đã có thương hiệu.

Hiện nay gia đình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố chia làm 3 khu vực, khu nuôi lợn nái sinh sản, khu nuôi lợn con sau khi tách mẹ và khu nuôi lợn thịt siêu nạc. Hiện gia đình ông có 200 lợn nái đẻ, trên 1000 lợn thịt, giải quyết việc làm ổn định cho 6 lao động, với mức lương 3 triệu đ//người/tháng và nuôi cơm. Trung bình mỗi tháng xuất bán 15 tấn lợn hơi trừ chi phí các loại cũng được lãi trên 50 triệu đồng/tháng.

Về kinh nghiệm nuôi lợn siêu nạc, ông Định thổ lộ: "Chăn nuôi quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra thú y và giữ cho nhiệt độ của chuồng lợn hợp lý, chẳng hạn trời nóng phải có giàn phun nước làm mát, mùa đông che chắn kín gió”.

Với kinh nghiệm 10 năm chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín, ông Định cho biết thêm: "Nuôi lợn dễ, nhưng cần theo đúng quy trình kỹ thuật, cần giữ uy tín với nhà phân phối thức ăn, vì lợn không thể thiếu ăn dù chỉ một bữa. Đặc biệt, trang trại cần có hầm Bioga để tận dụng phân thải, đồng thời để bảo vệ môi trường".

Cuộc sống của gia đình ông sau hơn 10 năm phát triển trang trại nuôi lợn ngày càng khá giả. Ông đã xây được ngôi biệt thự tổng trị giá 2,1 tỷ đồng từ năm 2008 với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.

Theo hoinongdan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,257
  • Tổng lượt truy cập90,252,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây