Học tập đạo đức HCM

Lão nông bỏ phố xá lên vùng đồi núi lập nghiệp nuôi lợn rừng thành công

Thứ ba - 12/12/2017 20:58
Ông Hoàng Bá Học ở thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã có một quyết định lập nghiệp khiến nhiều người “ngã ngửa”, khi bỏ cuộc sống phồn hoa nơi thành phố để lên núi làm nông dân ở cái tuổi đã xế chiều.

Bây giờ, nhìn vào quy mô trang trại rộng hơn 3 ha và ông trở thành triệu phú thì có lẽ ai cũng tấm tắc khen ngợi ông. Thế nhưng, quay lại thời gian hơn 10 năm về trước, khi nghe ông quyết định bỏ cuộc sống an nhàn nơi thành phố để về vùng đồi núi huyện Lạng Giang lập nghiệp thì ai cũng bảo ông “gàn dở”…  

Làm giàu ở tuổi xế chiều

Làm cán bộ khuyến nông nhiều năm, nhưng câu chuyện làm giàu của ông Hoàn Bá Học mang lại cho tôi nhiều cảm giác đặc biệt. Đã gần 60 tuổi, nhưng người đàn ông có dáng cao gầy này vẫn chưa tính đến chuyện nghỉ ngơi, hay an phận tuổi già. Trong đầu ông vẫn đang nung nấu chiếm lược dài hơi, nhằm mở rộng quy mô trang trại.

16-01-31_dsc00253
Các đại biểu Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Giang tham quan mô hình nuôi lợn rừng nhà ông Hoàng Bá Học

Trước khi đến với nghiệp trang trại chăn nuôi lợn rừng, ông Học là một người lính trong ngành quân y. Năm 2003, ông chuyển về công tác ở Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Bắc Giang.

Cơ duyên đưa ông lên rừng lập nghiệp cũng thật bất ngờ. Một lần về Chí Linh, Hải Dương, ông vô tình thăm một mô hình nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Vốn yêu thích làm nông từ nhỏ nên ông bị “ám ảnh” với cách làm giàu từ lợn rừng ở Hải Dương.

Về nhà, ông quyết định rẽ ngang cuộc đời. Đó là thời điểm năm 2010, lúc ấy ông đã ngoài 50 tuổi. Cuộc sống nơi thành phố đang an nhàn, nhưng anh lại từ bỏ để tìm lên vùng đất đồi núi bắt tay vào làm nông dân. Người thân ai cũng bảo ông hâm, đang sung sướng chẳng muốn, lại lao thân lên rừng cho khổ.

Ông lập nghiệp khi tuổi đã xế chiều. Ở độ tuổi của ông thì bạn bè đã dự tính một kế hoạch nghỉ ngơi khi tuổi về già, còn ông lại thu vén đồ đạc lên khu đất hoang, cỏ dại um tùm của xã Quang Thịnh để xây dựng trang trại nuôi lợn rừng.

“Tôi yêu thích làm nông từ nhỏ, khi còn làm trong bệnh viên huyện Lục Nam nhiều năm trước, tôi đã mơ ước sẽ làm kinh tế từ mô hình vườn ao chuồng. Mọi người thì ngạc nhiên lắm, còn tôi thì thấy vui vì thực hiện được điều mình muốn”, - ông Hoàng Bá Học nhớ lại ngày đầy lập nghiệp trên vùng đất hoang.  

Trở thành triệu phú

Ông Học mạnh dạn thuê hơn 3 ha đất đồi hoang, đầu tư trên 200 triệu đồng để thả lợn rừng theo hướng tự nhiên. Nhưng niềm vui chưa kịp đến thì ô đã phải gặp ngay thử thách nhớ đời, nếm mùi thất bại. Ngay năm đầu tiên, đàn lợn bị mắc dịch bệnh, 5 con lợn nái và cả lợn con đều chết, vốn liếng đổ vào đội nón ra đi.

Thất bại đầu tiên không làm ông nản chí, ông tiếp tục học hỏi thêm kiến thức chăn nuôi lợn rừng và gây đàn trở lại với số lượng 16 con lợn rừng nái. Đến nay, đàn lợn rừng trong trang trại cảu ông tiếp tục phát triển, bất kể thời điểm nào cũng có trên 100 con được nuôi thả tự nhiên.

Gần 7 năm kiên trì làm trang trại, từ bỏ cuộc sống an nhàn nơi thành phố, ông đã biến một vùng đất cỏ dại thành một khu chăn nuôi quy mô hàng trăm con lợn rừng.

Đàn lợn rừng của gia đình ông Hoàng Bá Học

Hiện, thị trường tiêu thụi lợn rừng của ông đã mở rộng không chỉ trong tỉnh mà ra nhiều tỉnh, thành khác, như: Băc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương… Tính ra, hàng năm, trừ mọi chi phí, trang trại nuôi lợn rừng của ông thu lãi khoảng 300 triệu đồng.

Dù đã ở tuổi 60, những ông Học vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Lão nông này vẫn còn tiếp tục kết hoạch của cuộc đời mình: “Tôi vẫn đang mở rộng quy mô chăn nuôi và mong muốn làm từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó, không có việc làm về làm tại trang trại của tôi” – ông Học tâm sự.

DƯƠNG THƠM/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập645
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,569
  • Tổng lượt truy cập93,123,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây