Học tập đạo đức HCM

Liên kết 4 nhà: Chưa được như kỳ vọng

Thứ hai - 15/06/2015 10:53
Là đối tượng làm ra sản phẩm chính nên người nông dân giữ một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, góp phần không nhỏ tạo nên những thành quả cho nền kinh tế nước nhà. Song nghịch lý ở chỗ, thu nhập, đời sống của người nông dân lại bấp bênh. Một trong những nguyên nhân chính được giới chuyên gia chỉ ra là bởi sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi sản xuất nông nghiệp còn quá lỏng lẻo.
 
Mùa gặt ở Cao Bằng
Ảnh: Trần Thương
Mối liên kết lỏng lẻo
 
Phần lớn các ý kiến cho rằng việc liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà nông hiện nay là lỏng lẻo. Chính sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ đã dẫn tới ngành nông sản rơi vào tình thế khó khăn: Ùn tắc đầu ra, được mùa rớt giá, thu nhập của nông dân bấp bênh. Đáng chú ý, phần lớn các DN vẫn quen lối làm ăn bằng cách dựa vào thương lái để thu mua nông sản mà không liên kết, làm ăn trực tiếp với nông dân.
Tại Kỳ họp thứ 9 QH khóa XIII đang diễn ra vấn đề nóng bỏng trên nghị trường được các ĐBQH đưa ra mổ xẻ, chất vấn có lẽ chính là vấn đề tiêu thụ nông sản. Nhiều ĐB đã nêu vấn đề: Thực trạng ùn tắc, ế thừa dưa hấu, hành tím và nhiều loại nông sản khác kéo dài suốt nhiều năm qua, nguyên nhân là do thị trường nông sản thường rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Lâu nay, bà con nông dân vẫn đang sản xuất theo kiểu tự phát, đến mùa vụ nào là trồng loại nông sản đó, rồi thu hoạch ồ ạt, dẫn tới nguồn cung lớn. Điệp khúc được mùa rớt giá cứ thế tiếp diễn.  ĐBQH tỉnh Cà Mau- ông Trương Minh Hoàng đặt câu hỏi: "Đến bao giờ việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm- khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn mới phát triển?”
 
Cũng băn khoăn về thực trạng bế tắc đầu ra cho nông sản, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (tỉnh Kiên Giang) nhìn lại phong trào kêu gọi đồng bào mua dưa hấu từ thiện trong vụ mùa dưa hấu tháng 4 vừa qua. Theo bà, không thể để từng thanh niên, sinh viên tình nguyện bê từng quả dưa để bán và kêu gọi tinh thần từ thiện của cộng đồng xã hội. Đó chỉ là một giải pháp cấp bách, tình thế, không thể giúp ngành nông sản phát triển bền vững.  
 
Vấn đề nông sản ùn tắc, đời sống người nông dân bấp bênh không chỉ nóng bỏng trên nghị trường mà nó đã trở thành vấn đề bức xúc lâu nay trong dư luận xã hội. Trên thực tế, hàng loạt các cuộc họp bàn, phân tích mổ xẻ nguyên nhân và nêu lên giải pháp đã diễn ra. Song dường như mọi giải pháp  vẫn đang rơi vào bế tắc. 
 
Và một lần nữa, vấn đề về sự liên kết "4 nhà” trong chuỗi sản xuất nông nghiệp lại được đưa ra. Trên nghị trường, nhiều ĐBQH đã bày tỏ sự băn khoăn của việc liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà nông hiện nay. Phần lớn, các ý kiến đều cho rằng, sự liên kết ấy còn quá lỏng lẻo. Chính sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ đã dẫn tới ngành nông sản rơi vào tình thế như ngày hôm nay: Ùn tắc đầu ra, được mùa rớt giá, thu nhập của nông dân thì vô cùng bấp bênh.
 
 
Do sự liên kết trong chuỗi sản phẩm lỏng lẻo, 
nên người trồng lúa bị thua thiệt
 
Phải gắn kết "4 nhà” bền chặt hơn 
 
Sự lỏng lẻo trong mối liên kết giữa 4 nhà được thể hiện rất rõ ở thực trạng: Bao năm nay, phần lớn các DN vẫn quen lối làm ăn bằng cách dựa vào thương lái để thu mua nông sản mà không liên kết, làm ăn trực tiếp với nông dân. Do đó, bà con nông dân thường xuyên bị động, bị thương lái ghìm giá, ép giá… Còn nhà khoa học vẫn chưa thể chuyển giao được các nghiên cứu của mình đến với thực tiễn sản xuất của bà con nông dân. Lâu nay, bà con vẫn phải sản xuất theo lối thủ công, manh mún…
 
Đáng buồn, trong khi ngành nông sản đang rất cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, thì không ít nghiên cứu của họ lại "xếp ngăn kéo”- nhiều ĐBQH đã bày tỏ sự tiếc nuối.
 
Rõ ràng, sự liên kết thiếu chặt chẽ, thậm chí là "đứt mạch” trong chuỗi sản xuất đã đẩy ngành nông nghiệp đến thực trạng như hiện nay.
 
Chính Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng thừa nhận, khâu chế biến nông sản ở nước ta vẫn còn hạn chế. Bộ trưởng Phát cho biết, nguyên nhân khiến cho mối liên kết "4 nhà” chưa bền chặt là do, một số sản phẩm mà nông dân không nhất thiết phải gắn bó với nhà máy chế biến hoặc là DN tiêu thụ, dẫn đến sự liên kết có phần lỏng lẻo. Ngoài ra, theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, DN luôn đóng vai trò chính trong mối liên kết, tuy nhiên, DN tham gia kinh tế nông nghiệp còn ít, và những DN thực sự muốn liên kết có năng lực về tài chính, có kho tàng, có cơ sở chế biến có thể liên kết và thực hiện liên kết lại không nhiều. "Trong năm 2014 đã triển khai thực hiện (liên kết giữa DN và nông dân-PV) đối với cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, có hơn 100 DN liên kết với nông dân trên một diện tích 72 nghìn hecta, nhưng chỉ có 45 nghìn hecta thành công, diện tích còn lại bỏ cuộc giữa chừng”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu thực trạng.
 
Giới chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá: Vai trò của mối liên kết "4 nhà” đã được Chính phủ quan tâm và đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như: Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, hơn một thập kỷ qua, mối liên kết này vẫn chưa được kết nối chặt chẽ như kỳ vọng. "Và chỉ khi nào mối kết đó được bền chặt, có sự tương tác, hỗ trợ nhau, thì ngành nông sản mới có thể phát triển bền vững, đời sống của người nông dân mới hết bấp bênh, bài toán ùn tắc nông sản lúc đó mới chính thức được giải tỏa”- một chuyên gia trong ngành nhận định.
 
Duy Phương
Theo daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,432
  • Tổng lượt truy cập93,123,096
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây