Học tập đạo đức HCM

Thiếu giải pháp chống hạn căn cơ trong nông nghiệp

Chủ nhật - 14/06/2015 00:12
Đồng khô cỏ cháy, gia súc phải nhốt ở nhà. 18.000 con gia súc chủ yếu là cừu và bò tại Ninh Thuận đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng.

Miền Trung đang trải qua đợt nắng hạn khốc liệt nhất trong vòng 10 năm qua. Hiện nay, các địa phương từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận, nhiều hồ đập đã dưới mực nước chết, sông suối cũng cạn kiệt, thiệt hại nặng nhất là nông dân. Điều đáng nói là tình trạng hạn hán được dự báo trước, tuy nhiên công tác chống hạn vẫn bị còn bị động, chưa bắt đầu từ gốc.

Trong khi nắng hạn đang ở mức đỉnh điểm thì công tác chống hạn ở miền Trung vẫn ở phần ngọn. Làm thế nào để chống hạn hiệu quả nhằm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp bền vững? Câu hỏi xem ra chưa có lời giải.

Hơn 20 hồ chứa nước của Ninh Thuận giờ đã cạn kiệt, dung tích chứa chỉ còn 7%. Nước không đủ cho gia súc uống nói gì đến tưới cho hoa màu. Ông Nguyễn Quang Sơn, xã An Hòa, huyện Bắc Ái vừa thả đàn cừu ra đồng thì chúng lại chạy về lại nhà để tìm nước uống. Số cừu chết tăng lên, trong khi giá cừu thịt thì giảm theo nắng hạn. "Cừu nhà tôi chết 30 con, mỗi ngày phải mua 500.000 đồng tiền cỏ cho cừu ăn" - ông Sơn cho biết.

Đồng khô cỏ cháy, gia súc phải nhốt ở nhà. Dù khốn khó nhưng nông dân phải mua rơm cho gia súc ăn cầm chừng, 18.000 con gia súc chủ yếu là cừu và bò đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng . Chăn nuôi được xem là lối thoát của nông dân vùng hạn hán như Ninh Thuận, tuy nhiên lối thoát này đang dần bị khép lại nếu hạn hán tiếp diễn.

Ninh Thuận hiện có 19.000 ha đất lúa, là nguồn sống của hơn 30 vạn nông dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh rất bấp bênh do không chủ động được nguồn nước tưới. Để tự cứu mình, nông dân đào giếng lấy nước. Nhưng nguồn nước giếng chỉ tưới được một vài đợt. Việc chuyển đổi cây vẫn chưa được triển khai. Hạn hán năm nào cũng xảy ra, việc chống hạn ở tỉnh Ninh Thuận rất mạnh mẽ nhưng lại trông chờ vào Trung ương là chính

Đỗ Vinh - Đình Hiệp
Theo vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại188,190
  • Tổng lượt truy cập88,866,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây