|
|
“Liên kết vùng ĐBSCL, chúng ta đã bàn nhiều rồi, giờ làm đi. Phải cố gắng làm trên tinh thần tự nguyện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để biến thành hành động thực tiễn”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân: Riêng lẻ sẽ mất sức cạnh tranh Hơn chục năm nay, ĐBSCL rơi vào tụt hậu bởi các mô hình sản xuất chậm đổi mới. Đáng lo ngại là tình trạng “mạnh ai nấy làm” đã dẫn đến cạnh tranh nội bộ, tranh mua, tranh bán, tranh nhau thu hút đầu tư... thậm chí có trường hợp triệt hạ nhau không đáng có. Nguyên nhân cũng vì thiếu sự liên kết. Trong bối cảnh hiện nay, các địa phương cần phải phát huy vai trò của cộng đồng vào tái cơ cấu, nhất là phải gắn kết 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại lại với nhau. Một khi vẫn còn riêng lẻ thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế chưa có sức cạnh tranh. TS. Lê Viết Thái, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Bỏ ngỏ khâu triển khai Nguyên nhân chính khiến việc liên kết vùng chưa đạt hiệu quả cao là do một số địa phương vẫn tỏ ra chưa mặn mà trong việc liên kết với các thành phố lớn vì tâm lý cho rằng, liên kết với tỉnh mạnh thì dễ được lợi hơn, còn liên kết với tỉnh yếu thì không được lợi và liên kết với tỉnh ngang nhau thì không được gì, thậm chí dễ rơi vào thế cạnh tranh hơn là hợp tác. Chính vì vậy, các địa phương mặc dù đã chủ động ký kết với nhau rất nhiều văn bản hợp tác liên kết, song hiện nay các cam kết chỉ mới mang tính chất đồng thuận về nguyên tắc, còn triển khai như thế nào thì vẫn bỏ ngỏ. Phần lớn các hoạt động liên kết chỉ dừng lại ở tham quan, hội thảo chứ chưa phát triển thành các hoạt động liên kết thực tế, mang tính chiều sâu và toàn diện. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Hình thành cụm liên kết tiềm năng Cần hình thành cụm liên kết tiềm năng của vùng ĐBSCL đối với sản phẩm lúa gạo, trái cây và thủy sản. Đối với sản phẩm lúa gạo cần tập trung vào các giải pháp như nghiên cứu giống lúa mới, công nghệ sau thu hoạch, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây mới hoặc mở rộng, nâng cấp các kho trữ gạo; cải thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa; đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu gạo. Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào 3 sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL, tập trung hoàn thiện cơ cở hạ tầng kinh tế, khai thông các kênh tín dụng (vốn ngân sách, ODA, FDI, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân hàng) và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các sản phẩm chủ lực này... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;