Học tập đạo đức HCM

Mạ khay + máy cấy, đòi hỏi bức thiết

Thứ sáu - 02/12/2016 10:04
Phải đào tạo lại cho nông dân- những người vẫn làm nghề cũ là trồng lúa nhưng phải theo phương pháp mới, hiệu quả hơn, năng suất hơn.
Máy gặt đập liên hợp xuống ruộng

Lịch sử đã chứng minh chế độ này chiến thắng, phủ nhận chế độ kia là bởi khác biệt về năng suất lao động. Nếu xét ở góc độ này thì mạ khay, máy cấy ưu việt hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. Máy cấy 4 hàng cùng thời gian hoạt động 8 tiếng bằng 30 thợ cấy, còn máy cấy 6 hàng bằng 100 thợ cấy.

Vậy thì thay vì phải thuê mướn rất vất vả 30-100 người thì hãy đầu tư cho 1 cái máy cấy. Tiền công của 30 người, 100 người nay dồn vào 1 người là tăng trưởng ngay, đạt tiêu chí nâng cao thu nhập của nông thôn mới ngay.

30, 100 cái lưng được giải phóng, không còn phải lao động nặng nhọc, không còn phải sợ mắc những bệnh xương khớp kinh niên. Hơn thế nó còn phù hợp trong bối cảnh lao động nông thôn đang chuyển dịch nhiều, ruộng đồng thiếu người chăm sóc như hiện nay.

Không chỉ khác biệt về năng suất lao động, mạ khay máy cấy còn sản xuất ra cây mạ rất sạch bệnh. Giá thể trước đây của việc làm mạ truyền thống từ mạ sân cho đến mạ dược là bùn ướt, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại, là cầu nhiễm bệnh lây cho cây mạ. Sản xuất mạ khay sử dụng giá thể khô, đã được xử lý để diệt vi khuẩn có hại nên ngay từ đầu cây mạ sạch bệnh.

Xét vấn đề ở công nghệ gieo. Lâu nay ngâm ủ rồi gieo cấy kiểu truyền thống thì mầm mạ đã dài mới đem ra nên bị gãy rất nhiều trong quá trình vận chuyển cũng như cấy.

Ở miền Bắc có đặc điểm là sản xuất mạ cũng trùng vào lúc thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, vụ xuân dính rét đậm rét hại, vụ mùa dính nóng 38-40 độ C nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của giống.

Gieo mạ công nghiệp trong khay hạt lúa gần như nảy mầm tối đa, cây sinh trưởng trong môi trường tốt. Máy tự động phân bố cây mạ trong khay rất đều chứ không như gieo vãi, mật độ chỗ dày, chỗ mỏng, cây chỗ khỏe chỗ yếu.

Cấy máy tự động có đặc điểm là luôn cấy nông tay trong khi đó cấy truyền thống hay cấy máy thủ công cái nông cái sâu phụ thuộc vào sức khỏe, kỹ thuật của người làm khiến cho cây phát triển rễ không đồng đều, hút dinh dưỡng cũng kém.

Thêm vào đó, cấy máy sắp xếp theo hiệu ứng hàng biên 30 x 30cm, thưa nên gió và nắng luôn tác động tốt cho cây lúa, hầu như không có sâu bệnh, không phải dùng thuốc BVTV hoặc nếu dùng cũng rất ít.

Bón ít phân vô cơ, sử dụng ít thuốc trừ sâu để có nông sản sạch, môi trường sạch đó tựa như là hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI phiên bản thứ hai.

Phiên bản SRI cũ cấy phải chăng dây, mọi thứ bằng tay người nên tốn nhiều công sức, tính kinh tế không cao, khó áp dụng đại trà. Trên cơ sở SRI cũ nâng cấp từ thủ công hoàn toàn lên bằng cơ giới hóa đồng bộ, mọi thứ có máy làm, tương đối dễ áp dụng đại trà, dễ mở rộng diện tích.

Những khâu làm tốt nhất của phiên bản hai là cấy thưa, nông tay, thẳng hàng, sử dụng tiết kiệm nước, dùng các phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi xử lý thành phân bón hữu cơ đồng thời tiến tới không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV.

Mọi thứ trong đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều ít nhiều liên quan đến hạ tầng. Ví dụ như tiết kiệm nước đòi hỏi hệ thống thủy nông phải chủ động, giao thông nội đồng phải tốt.

Hơn thế, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nông dân buộc phải theo chuẩn của máy móc, không thể thay đổi tùy tiện theo ý thích được vì máy tự động đặt khoảng cách cho cây mạ, độ nông sâu khi cấy. Âu cũng là cách dùng máy móc đào tạo lại kỹ thuật chuẩn cho nông dân, giúp trình độ của họ được nâng lên một bước.

Nói gì thì nói, gốc rễ vấn đề vẫn là hiệu quả. Dù đầu tư nhiều nhưng giá thành sản xuất lúa khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ lại giảm nhanh. Lúa khô chỉ khoảng 3.000-4.000đ/kg trong khi sản xuất bình thường phải 5.500đ/kg mà bán được 5.500đ/kg là hòa, thậm chí lỗ.

Theo thống kê, diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở Hà Nội mới được khoảng 1.000/100.000ha, chỉ chiếm 1%. Tiềm năng còn rất lớn. Không bao giờ có thể bỏ hết đất lúa ở Hà Nội được nên không thể bỏ được nghề trồng lúa nước ở đây.

Theo tính toán về lâu dài, Hà Nội vẫn còn khoảng 60-70.000ha lúa/năm. Đó là một kho dự trữ lúa gạo an toàn, chất lượng cao cho người dân Thủ đô và cũng là cơ hội lớn cho cơ giới hóa đồng bộ phát triển.

 

VÂN ĐÌNH
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập809
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm808
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,930
  • Tổng lượt truy cập93,143,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây