Học tập đạo đức HCM

Mòn mỏi chờ vắcxin nội

Thứ bảy - 02/08/2014 04:38
Theo thống kê của ngành thú y, mỗi năm có khoảng 200 ngàn con gia cầm nhiễm cúm. Dịch cúm gia cầm xảy ra thường niên đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế cho bà con nông dân. Bản thân ngành thú y, các cơ quan chức năng cũng rất mất nhiều tài chính, thời gian và công sức trong việc dập dịch.
Ảnh minh họa từ Intrenet
Ảnh minh họa từ Intrenet
 
 
Số liệu thống kê của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện cả nước có khoảng hơn 100 cơ sở sản xuất thuốc thú y, song trong số này số  cơ sở đăng ký sản xuất vắc xin chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lượng vắcxin sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng số các sản phẩm vắcxin đang được phép lưu hành. Điều này cũng có nghĩa, Việt Nam đang phải nhập khoảng 95% lượng vắcxin phòng chống cúm gia cầm. Theo nhận định của lãnh đạo Cục Thú y, việc phải lệ thuộc quá lớn vào nguồn vắcxin nhập ngoại đang giảm rất nhiều hiệu quả của việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, bởi thiếu sự chủ động. 
 
Và như vậy, sau khoảng 10 năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam chính thức xuất hiện dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm (từ năm 2003), cho đến thời điểm này chúng ta vẫn đang phải lệ thuộc vào nguồn vắcxin phòng cúm từ nước ngoài. 
 
Không phải chúng ta không sản xuất được vắcxin phòng cúm gia cầm, chính lãnh đạo Cục Thú y cũng đã nhận định như vậy và cho biết, hiện nay ở trong nước, Công ty Thuốc Thú y Trung ương (Navetco) cũng đã sản xuất được vắcxin chống cúm gia cầm. Tuy nhiên, loại vắcxin mà Navetco cung cấp có một đặc điểm là đã lạc hậu, do được nghiên cứu từ năm 2006 nhưng mãi tới năm 2012 mới sản xuất  nên chỉ có tác dụng phòng được đối với một số chủng virus cúm gia cầm cũ như nhánh 1.1; 2.3.2.1 nhóm A. Trong khi, chủng virus cúm gia cầm lại thường xuyên biến đổi và mỗi năm lại xuất hiện những loại mới nguy hiểm hơn, nên dù đã sản xuất được vắcxin, Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng "lỗi thời” là điều khó tránh.
 
Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm gì để có thể "nội địa hóa” sản xuất vắcxin, không thụ động do phải nhập khẩu, và cũng không mất quá nhiều thời gian từ thử nghiệm cho đến ứng dụng do mất quá nhiều thời gian, công đoạn, trong khi các chủng virus lại luôn biến đổi không ngừng. Ngay như ở thời điểm hiện tại, Viện Thú y cũng đã nghiên cứu thành công vắcxin chống cúm gia cầm, nhưng vẫn  đang nằm trong phòng thí nghiệm. Dự kiến, đến cuối năm nay, đầu năm 2015 mới nghiệm thu. Và như vậy, rõ ràng, để có thể đến được công đoạn chuyển giao cho DN sản xuất vắcxin bán đại trà, lại sẽ phải mất thêm một thời gian nữa. 
 
Ngoài ra, vấn đề đầu tư để sản xuất cũng đang là yếu tố kìm chân DN, bởi vậy, theo các DN, họ cũng đang rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, để đẩy nhanh quá trình "nội địa hóa” sản xuất vắcxin phòng chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
 
Minh Phương
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay28,688
  • Tháng hiện tại263,549
  • Tổng lượt truy cập88,941,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây