Những năm gần đây nhiều nông dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã mạnh dạn đưa giống táo Đào vàng của Viện CLT-CTP vào trồng thay thế các giống táo cũ của địa phương.
So với các giống táo hiện có, táo Đào vàng có nhiều ưu điểm vượt trội như chín sớm nên bán được giá cao gấp 1,5 - 2 lần so với táo chính vụ; quả ăn ngọt, giòn, thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng nên dễ tiêu thụ. Đây là loại cây thích hợp cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng thêm thu nhập, nhất là cải tạo vườn tạp.
Ông Đoàn Xuân Cảnh, Trưởng bộ môn Cây thực phẩm, Viện CLT-CTP cho biết, từ giống táo Gia Lộc, một giống táo địa phương được tuyển chọn từ những năm cuối của thế kỷ trước, viện đã tạo nên giống táo mới với tên gọi táo Đào vàng.
Từ kết quả thành công trong thử nghiệm và chuyển giao rộng trong SX, giống táo Đào vàng đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia, được phép phát triển ở đồng bằng sông Hồng.
Một số đặc điểm chính của giống: Cây sinh trưởng, phát triển khỏe, thân thẳng hoặc tỏa tán rộng, với các cành rủ xuống, sum xuê, các cành nhánh ngoằn ngoèo.
Lá so le, hình trứng hoặc elip thuôn dài, 2 - 4 cm. Lá màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với 3 gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ nét ở mép lá.
Hoa nhỏ, có 5 cánh hoa, màu vàng nhạt, tạo cụm 2 - 3 hoa trong nách. Dạng quả thon dài, khi chín màu vàng cam sáng rất đẹp, hấp dẫn, ăn giòn, ngọt, thơm, quả to trung bình 20 - 25 quả/kg, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
Giống cho năng suất 7 - 8 tấn/ha (tuổi 1), 10 - 12 tấn/ha (tuổi 2), năm thứ ba đạt 20 - 25 tấn/ha. Đây là giống táo chất lượng cao, chín sớm, chính vụ (thu rộ trong tháng 12) nên giá bán thường cao hơn 1,5 - 2,5 lần so với các giống táo khác. Là cây dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm. Nếu đốn sớm sang năm sẽ cho quả sớm.
Giống đã được trồng thành công ở các huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Gia Lộc, Cẩm Giàng (Hải Dương), Đông Hưng, Hưng Hà (Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Định), Phúc Thọ, Thạc Thất (Hà Nội), Nga Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ và TP. Thái Nguyên (Thái Nguyên)...
Biện pháp thâm canh:
- Thời vụ trồng: Miền Bắc trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốt nhất là vào tháng 2, tháng 3 (dịp tiết lập xuân). Các tỉnh phía Nam trồng vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8).
- Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2 - 4, nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 1. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường 3 - 4 m một cây. Kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm.
Bón lót mỗi hố 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0,3 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ lồi so với mặt đất 20 cm (không trồng cây trực tiếp với phân). Nếu không có phân chuồng thì có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 - 7 kg/hố.
- Đốn táo: Muốn cho táo sai quả, quả to, chất lượng tốt và cây bền lâu nên cần tiến hành đốn táo bằng 2 cách: Đốn phớt làm sau vụ thu hoạch bằng cách cắt bỏ những cành đã cho quả, bớt cành già, cành sâu bệnh và đốn đau nhằm tạo tán với những cây còn nhỏ 1 - 3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.
nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;