Việc thực hiện tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp của Đồng Tháp, nói như Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan là do ông cùng lãnh đạo tỉnh cảm thấy “đau” trước thực trạng của ngành nông nghiệp và đời sống của người nông dân hiện nay.
Thực tế cho thấy, Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung từ lâu được coi là “thủ đô” nông nghiệp của nước ta, nhưng cũng lại là “vùng trũng” về kinh tế.
Khó nơi nào có được đất đai rộng lớn, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp sản xuất nông nghiệp như ở ĐBSCL, diện tích bình quân đất đai của mỗi hộ ở đây ít cũng phải 3ha trở lên, hộ trung bình thì có 5-7ha, hộ nhiều thậm chí có 20-30ha. Thế nhưng tại sao họ vẫn nghèo, làm quần quật không đủ ăn?
Chính từ thực tế đó mà lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã quyết định thực hiện bằng được TCC nông nghiệp. TS Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Trưởng nhóm Tư vấn xây dựng đề án TCC nông nghiệp cho tỉnh Đồng Tháp, trong một lần trò chuyện với phóng viên NTNN đã phải nói:
“Tôi thấy rất lạ là trong khi nhiều tỉnh còn thích chạy theo làm công nghiệp, dịch vụ thì Đồng Tháp vẫn chọn nông nghiệp, thậm chí có lần nói chuyện với chúng tôi ông Lê Minh Hoan, khi đó còn là Chủ tịch UBND tỉnh còn khóc, ông khóc vì nông dân mình nghèo, khổ và vất vả quá”.
Nhưng cũng chính ông Hoan đã nói, bây giờ không phải là lúc trông chờ, ca thán nữa, mà phải hành động, chính vì thế ngay sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương TCC nông nghiệp của Thủ tướng, Đồng Tháp đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện Đề án TCC nông nghiệp.
Đề án này, nói như lãnh đạo tỉnh được triển khai từ nhiều “mũi”, tập trung từ nhiều hướng, trong đó người nông dân và doanh nghiệp giữ vai trò trọng tâm, quyết định trực tiếp.
Việc xác định hướng đi như trên là rất quan trọng, vì từ lâu ở Đồng Tháp và ĐBSCL, bài toán được mùa- mất giá và ngược lại đã diễn ra liên miên, trở thành nỗi ám ảnh cho người làm nông, chính vì thế điều cần thiết bây giờ là phải tìm được sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, thậm chí giữa nông dân và nông dân.
Đồng thời, phải đổi mới, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có trình độ cao… Đó chính là cách làm mang tính đột phá, sáng tạo mà Đồng Tháp đang triển khai thực hiện.
Nói như TS Đặng Kim Sơn, quyết tâm thực hiện tốt đề án này tại Đồng Tháp sẽ là đốm sáng lan tỏa ra khu vực ĐBSCL, mở ra con đường đổi mới phát triển nông nghiệp trên cả nước.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã