Học tập đạo đức HCM

Muốn thu hút đầu tư vào nông nghiệp phải bỏ cơ chế xin cho

Thứ tư - 06/09/2017 04:57
Nghị định 210/2013/NQ-CP của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã có hiệu lực hơn 3 năm, nhưng đến nay mới chỉ có gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước đầu tư vào nông nghiệp. Thậm chí, có năm số doanh nghiệp nông nghiệp giải thể còn cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới tới 11,3%.

Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Chiều 5/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức: Hội thảo tham vấn cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp nhằm đánh giá lại để sửa đổi Nghị định 210/2013/NĐ-CP.

Sau hơn 3 năm ban hành, Nghị định trên đã góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, kết quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Điển hình là tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chậm hơn so với doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác.

Tính đến tháng 9/2016 chỉ có 4.424 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chiếm dưới 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Trong năm 2015, số doanh nghiệp ngành nông nghiệp ngừng hoạt động và giải thể là 2.019 doanh nghiệp, cao hơn 11,3% so với doanh nghiệp thành lập mới. Quy mô của doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa với quy mô vốn phần lớn (chiếm khoảng 55%) ở mức dưới 5 tỷ đồng thậm chí còn có tới gồm 50% doanh nghiệp ngành nông nghiệp có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động).

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho biết thực tế, 75% doanh nghiệp đang sử dụng máy móc hết khấu hao, loay hoay không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ. Huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5,4 - 5,6% tổng đầu tư cả nước.

Hội thảo tham vấn cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp nhằm đánh giá lại để sửa đổi Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Ảnh: H.V
Hội thảo tham vấn cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp nhằm đánh giá lại để sửa đổi Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Ảnh: H.V

Nói về môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Dương Văn Trí, Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, muốn đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp cần cải cách chính sách ruộng đất. Phân công cấp tỉnh lập ra cơ quan môi giới đất nông nghiệp để xúc tiến chuyển nhượng, mua bán đất đai ở nông thôn. Cho vay tiền với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp.

Còn theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Công ty Giống cây trồng Thái Bình, cần miễn thuế VAT cho tất cả các loại nông sản, miễn phí nhập khẩu, xuất khẩu cho các loại nông sản, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, có chính sách rõ ràng về thị trường, phân loại doanh nghiệp đỗ hỗ trợ phù hợp…

Ngoài ra, “Tôi phải thế chấp nhà, tài sản để đầu tư vào nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp 20%/năm, thuế thu nhập cá nhân 35%/năm, trong khi đó đầu tư vào nông nghiệp lại rất rủi ro, chỉ cần một cơn bão có khi tiêu tan tất cả tài sản. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện nghiêm, vì vừa làm ra sản phẩm đã có sản phẩm nhái, giả…”, ông Báo cho biết thêm.

Theo một số doanh nghiệp, việc hỗ trợ doanh nghiệp chỉ thực sự cần thiết với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, còn đối với những doanh nghiệp lớn quan trọng nhất là tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh.

Ông Nguyễn Viết Hải, đại diện Tập đoàn Pan đầu tư vào lĩnh vực giống cây trồng, thủy sản… cho rằng, cần tạo môi trường kinh doanh bình đằng, xóa bỏ cơ chế xin cho. Thay mệnh lệnh hành chính bằng cơ chế thị trường trong việc vận hành các lĩnh vực như:  đất đai, khoa học công nghệ... Xóa bỏ chính sách hạn điền, nhưng phải quản lý để không chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

Giảm cơ chế xin cho

Hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, muốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, điều quan trọng nhất là tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng thay vì cơ chế hỗ trợ, xin cho.

Theo Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, rào cản về pháp lý đã trói doanh nghiệp không được chuyển nhượng đất nông nghiệp. Do vậy cần phải cho doanh nghiệp quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm cả đất lúa. Và nên xóa bỏ hạn điền, thay vào đó, Chính phủ sẽ quy định việc thu thuế đất nông nghiệp tăng dần theo quy mô tích tụ ruộng đất.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho biết, bài học từ những vụ việc đã qua cho thấy, dịch chuyển đất không tạo ra bất ổn, nếu nhà nước không can thiệp quá sâu vào sự giao dịch tự nhiên của thị trường. Vì thế, nhằm tránh xảy ra xung đột, Nhà nước cần tránh dùng mệnh lệnh hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp trong tích tụ đất đai. Phải đảm bảo để là người Việt Nam ai có nhu cầu đều được mua, không bị hạn chế vì hộ khẩu hay bất cứ lý do gì.

Góp ý sửa đổi chính sách, ông Nguyễn Viết Hải, đại diện Tập đoàn Pan kiến nghị, cần bỏ chính sách hạn điền. Khuyến khích liên doanh, liên kết để tích tụ đất đai. Chính sách tín dụng thay vì giảm lãi suất thì cần tập trung đơn giản hóa các thủ tục vay vốn.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, một trong những mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính.

Hiện nay, doanh nghiệp để tiếp cận được chính sách theo Dự thảo Nghị định 210 vẫn phải thực hiện khoảng 16 bước (có khoảng 40 văn bản có liên quan, nhất là các thủ tục liên quan đến công tác công nhận phân bón mới, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi…); để triển khai dự án đầu tư và nhận hỗ trợ, nhất là thủ tục hành chính (xây dựng, đất đai, môi trường, hỗ trợ đầu tư) còn phức tạp, như xin chủ trương đầu tư, cấp phép xây dựng, thực hiện quy hoạch tỷ lệ 1/500…

Do vậy, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần xây dựng chính sách để giảm cơ chế xin cho, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, giảm thủ tục hành chính.

Vì vậy, đề nghị cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa về các thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo cả 3 hướng: tiếp tục giảm các thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện và giảm thời gian thực hiện.

Tác giả bài viết: H.V

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập556
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,026
  • Tổng lượt truy cập92,036,755
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây