Học tập đạo đức HCM

Mỹ mở cửa cho nhãn, vải Việt Nam: Làm quen với sự khắt khe, khó tính

Thứ sáu - 12/09/2014 06:34
Xung quanh việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý cho vải và nhãn của nước ta được xuất sang Mỹ, mà NTNN đã phản ánh, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Hùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau.

Nhãn, vải đang đứng trước cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ với giá trị cao.

Sau chôm chôm, thanh long, vừa qua Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đồng ý cho ta xuất khẩu vải, nhãn sang Mỹ. Ông có đánh giá như thế nào về điều này?

- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát triển các chủng loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải… Trên thế giới chỉ có một số nước và vùng lãnh thổ trồng nhiều nhãn, vải là Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan. Riêng tại nước ta, diện tích trồng 2 loại cây này đã đạt vài trăm ngàn ha và có những giống chất lượng tốt như vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, nhãn lồng, nhãn xuồng cơm vàng… nên rất có tiềm năng xuất khẩu.

Tuy nhiên, phần lớn diện tích nhãn, vải của nước ta là các giống chín chính vụ, vì vậy tới đây, để phục vụ công tác xuất khẩu, cụ thể là sang Mỹ, chúng ta cần nâng cao tỷ lệ diện tích các giống vải chín sớm, nhãn chín muộn để giảm bớt áp lực về công lao động, thu hoạch... Công tác BVTV cũng cần tập trung theo hướng phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV sinh học; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP.

Cây vải thiều chủ yếu phân bố ở miền Bắc, còn nhãn phân bố cả nước, vậy theo ông có cần khoanh vùng để phát triển không?

- Ngoài trồng tập trung ở một số tỉnh phía Bắc, mấy năm gần đây cây vải đã được đưa vào trồng ở Tây Nguyên và cho năng suất, chất lượng không kém gì vải ở các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, khi sản xuất vải cho xuất khẩu, chúng ta chỉ nên tập trung ở một số tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như Hải Dương, Bắc Giang chứ không nên phát triển dàn trải, ồ ạt, dễ dẫn đến thừa và khó quản lý. Còn với cây nhãn, ở miền Bắc nên tập trung phát triển các vùng nhãn xuất khẩu ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Hưng Yên, Sơn La; miền Nam là Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.

Những năm gần đây, một số địa phương đã bắt đầu trồng nhãn chín muộn, chất lượng và giá trị kinh tế khá cao. Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu giống nhãn này?

-Sử dụng cho xuất khẩu, trước mắt chúng ta nên tập trung vào giống nhãn chín chính vụ. Trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu rau quả cũng đã tuyển chọn được một số giống nhãn chín muộn như PHM99.1.1, HTM1 và HTM2. Trong đó, giống HTM1 có chất lượng quả gần tương tự giống nhãn Ido của Thái Lan, có thể đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Do đó, tôi cho rằng đây cũng là một thế mạnh cần tận dụng khai thác nhờ lợi thế về sự khan hiếm, trái vụ.

Như ông khẳng định, việc Mỹ mở cửa cho nhãn, vải là cơ hội tốt, vậy người dân cần chuẩn bị những gì để tận dụng triệt để cơ hội này?

- Theo tôi, người trồng nhãn, vải cần ý thức được rằng đây là cơ hội tốt cần nắm bắt, song họ cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về an toàn thực phẩm. Theo đó, bà con cần đổi mới phương thức sản xuất, trước hết là hình thành các mô hình sản xuất liên kết như HTX hoặc các nhóm nông dân cùng sở thích để tổ chức sản xuất hàng hóa. Trong quá trình sản xuất, phải áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như VietGAP hoặc GlobalGAP; áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để tạo sản phẩm an toàn.

Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu vùng, chỉ dẫn địa lý cho vải, nhãn sẽ rất có lợi cho việc xuất khẩu, khẳng định thương hiệu nông sản Việt trên thị trường thế giới.

Xin cảm ơn ông!
 

Theo Danviet.vn

  1.  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập768
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,875
  • Tổng lượt truy cập93,150,539
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây