Học tập đạo đức HCM

Hưng Nguyên vững bước trên con đường đổi mới

Thứ hai - 15/09/2014 04:46
Những ngày tháng 9 lịch sử này, về với Hưng Nguyên - quê hương cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, nơi cội nguồn của Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), chúng tôi được chứng kiến sự "thay da đổi thịt" của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Những ngôi nhà mới mọc lên san sát, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa; sản xuất kinh doanh phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại ngành nghề như mộc, xây, gò hàn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại... Cuộc sống của người dân từng bước đi lên, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương phát triển mạnh; tình hình kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh ổn định. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức đồng lòng ra sức xây dựng quê hương...
Trong niềm vui phấn khởi, ông Hoàng Văn Phi, Bí thư Huyện ủy Hưng Nguyên cho biết: “Phát huy truyền thống quê hương Xô viết anh hùng, với lợi thế là vùng phụ cận của thành phố Vinh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền Hưng Nguyên đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Cùng với đó là việc huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2015, toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới...”. 
Những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế và nguồn thu nhập lớn cho bà con nhân dân ở Hưng Nguyên.
Về Hưng Nguyên, đi trên những con đường được trải nhựa, bê tông phẳng lỳ, hai bên đường là những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, chúng tôi càng cảm nhận rõ nét hơn về sự đổi thay của vùng quê này. Nếu như các xã vùng giữa dọc theo tỉnh lộ 558 tập trung phát triển những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, thì các xã vùng ngoài theo tuyến đường du lịch sinh thái ven sông Lam lại tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn 1.000ha đất bãi ven sông để trồng rau sạch, rau an toàn, trồng hoa, phát triển làng nghề, dịch vụ ăn uống... Một số xã vùng bán sơn địa thì tập trung đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, cây nguyên liệu và chăn nuôi đại gia súc. 

Vui mừng vì chuẩn bị đón một vụ lúa mới thắng lợi, bác Dương Văn Quyền, người dân xóm 2, xã Hưng Phúc tâm sự: “Gia đình tôi có gần hai mẫu ruộng, nhờ đưa giống lúa mới Thiên hương và AC15 vào sản xuất nên năng suất vừa cao, chất lượng gạo ngon lại dễ bán, mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình”.

Sự đổi thay trên vùng đất vốn được mệnh danh “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã ngập” còn được thể hiện bằng chủ trương đẩy mạnh nghề chăn nuôi và phát triển công nghiệp, dịch vụ. Các mô hình chăn nuôi với số lượng, quy mô trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp kết hợp nuôi trồng thủy sản được chú trọng đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 330 gia trại và 74 trang trại các loại, bình quân mỗi năm góp vào thu nhập của huyện hơn 120 tỷ đồng, nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 20 triệu đồng/năm. Hưng Nguyên cũng đã có 5 làng nghề được tỉnh công nhận, một số làng nghề truyền thống tiếp tục được khôi phục và sản xuất có hiệu quả.

Tình hình kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể, diện mạo nông thôn mới ở Hưng Nguyên cũng có nhiều khởi sắc. Tìm hiểu về công tác xây dựng nông thôn mới ở Hưng Tân - địa phương về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện, chúng tôi thực sự vui mừng trước sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn xã. Đến nay, công tác xây dựng nông thôn mới ở Hưng Tân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống đường làng, ngõ xóm được mở rộng, hàng chục ki-lô-mét đường liên thôn, liên xã được trải nhựa và bê tông hóa; các công trình, trường học, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà văn hóa đa chức năng, trạm y tế; nhà máy nước sạch, hệ thống điện lưới được tập trung đầu tư xây dựng đạt chuẩn; 9/9 xóm đạt danh hiệu làng văn hóa... 

Tính đến nay, qua 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Hưng Nguyên đã huy động được hơn 500 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 190 tỉ. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp gần 60.000 ngày công; hiến 43.031m2 đất để mở rộng đường giao thông, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh... Riêng 6 tháng đầu năm 2014, các xã trên địa bàn huyện đã đầu tư, nâng cấp được 54km đường giao thông, 4,5km kênh mương và 17 công trình các loại từ việc lồng ghép các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Ngoài xã Hưng Tân hoàn thành 19/19 tiêu chí thì xã Hưng Tiến cũng đạt 16 tiêu chí và đang phấn đấu "về đích" nông thôn mới vào dịp cuối năm 2014.

Một mùa thu nữa lại về, phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hưng Nguyên đang tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội các cấp đề ra, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Từng bước đưa Hưng Nguyên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An, xứng tầm là quê hương cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, quê hương Xô viết anh hùng.
Theo qdnd.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại247,325
  • Tổng lượt truy cập92,624,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây