Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

Thứ ba - 16/09/2014 22:55
Là một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn song với mục tiêu đưa chăn nuôi đại gia súc thành hoạt động chủ lực trong phát triển nông nghiệp, những năm gần đây huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa qua đó tạo hướng đi bền vững trong xóa đói giảm nghèo.

 

Nông dân Tuần Giáo chăm sóc trâu

Nông dân Tuần Giáo chăm sóc trâu

 

Triệt để khai thác những điều kiện tự nhiên thuận lợi vốn có cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ của ngành khuyến nông và Hội nông dân các cấp, đồng bào các dân tộc Tuần Giáo đã tích cực phát triển mạnh đàn gia súc trên địa bàn. Theo thống kê, hiện nay tổng đàn gia súc của huyện Tuần Giáo có trên 77.000 con gồm đàn trâu hơn 19.390 con, đàn bò gần 6.900 con, đàn lợn 51.850 con. Qua đánh giá, số lượng đàn gia súc của huyện đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó, đàn trâu tăng thêm 930 con, đàn bò tăng 359 con và đàn lợn tăng 3.130 con so với cùng kỳ năm 2013.  

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, có nhiều bãi chăn thả rộng, thức ăn tự nhiên phong phú thuận lợi cho chăn nuôi, đặc biệt là đại gia súc nên nhiều xã trên địa bàn như Quài Cang, Quài Tờ, Quài Nưa, Tỏa Tình… đã quan tâm phát triển mạnh đàn gia súc. Phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân các xã đã thường xuyên chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, tập trung chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đến nay nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia súc theo quy mô trang trại, gia trại với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới xây khang trang, bên ấm chè xanh hái từ vườn nhà, ông Mùa Chùng Và vui vẻ chia sẻ về hành trình thoát nghèo gắn với phát triển chăn nuôi gia súc của gia đình mình. Trước đây, gia đình ông Và thuộc diện nghèo nhất nhì trong bản Hua San B, xã Tỏa Tình, thu nhập chủ yếu chỉ trông vào canh tác nương rẫy. Do thời tiết khắc nghiệt và phương thức canh tác lạc hậu nên hàng năm vào thời điểm giáp hạt, gia đình ông vẫn phải dựa vào gạo cứu đói của Nhà nước. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gia súc, năm 2006 ông Mùa Chùng Và mạnh dạn vay vốn đầu tư mua 2 con trâu sinh sản về nuôi. Nhờ chịu khó chăm sóc và được sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã nên đến nay đàn trâu của gia đình ông Và đã tăng thêm 6 con. Thu nhập có được từ chăn nuôi gia súc đã giúp gia đình ông ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, có thêm điều kiện chăm lo con cái ăn học.

Đặc biệt, Hội Nông dân huyện Tuần Giáo còn chủ động phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm của Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm dạy nghề, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc cho nông dân; phối kết hợp với Ngân hàng chính sách - xã hội giải vốn vay cho đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách khác với số tiền trên 59 tỷ đồng. Song song với đó, để đàn gia súc trong huyện phát triển ổn định, công tác tiêm phòng cũng được Trạm Thú y huyện Tuần Giáo triển khai có hiệu quả. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, Trạm Thú y Tuần Giáo đã tổ chức tiêm trên 100.000 liều vắc xin các loại phòng bệnh cho gia súc. Trong đó, bao gồm 20.440 liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò; 39.850 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn và 39.850 liều vắc xin dịch tả lợn…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tuy những năm qua đàn gia súc của huyện Tuần Giáo phát triển khá ổn định, hàng năm số lượng đàn đều tăng song nhìn chung việc phát triển chăn nuôi gia súc chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Tại một số xã trên địa bàn huyện, việc chăn nuôi đại gia súc còn chậm phát triển do thiếu vốn đầu tư và những hạn chế trong tập quán chăn thả đại gia súc…

Được biết, để phát huy tốt hiệu quả của hoạt động chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, thời gian tới Tuần Giáo sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi gắn với nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đối với người nông dân. Sự quan tâm của chính quyền và sự “vào cuộc” của Hội Nông dân cùng các cơ quan chức năng chuyên môn chính là cơ sở quan trọng để chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa thực sự là hướng thoát nghèo hiệu quả của nông dân Tuần Giáo./.

Theo hoinongdan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay36,911
  • Tháng hiện tại878,112
  • Tổng lượt truy cập93,255,776
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây