Học tập đạo đức HCM

Ngày Nhà giáo Việt Nam: "Thầy giáo tỷ phú" có 8ha cam VietGAP

Chủ nhật - 19/11/2017 19:50
Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã chuyển đổi hàng trăm ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ trồng cam VietGAP, nhiều hộ dân trong xã đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Thầy giáo tiên phong trồng cam

Là người đầu tiên đưa giống cam về trồng trên đất Kiêu Kỵ, đến nay ông Trần Văn Bình ở thôn Báo Đáp đã có 8ha trồng cam theo quy trình VietGAP. Kể về cơ duyên đến với nghề trồng cam, ông Bình cho biết, ông vốn là giáo viên dạy môn địa lý ở Trường THPT Văn Giang (Hưng Yên). Công tác lâu năm tại Văn Giang - nơi có truyền thống làm vườn giỏi, nhất là trồng cam quýt, vốn có niềm đam mê mãnh liệt với làm nông nghiệp. Năm 2006, ông Bình thuê 1 mẫu đất ở quê nhà Kiêu Kỵ trồng 500 gốc cam Vinh và 200 gốc cam Canh.

 ngay nha giao viet nam: 'thay giao ty phu' co 8ha cam vietgap hinh anh 1

Ông Trần Văn Bình là một trong những hộ có thu nhập cao từ trồng cam VietGAP. Ảnh: T.H

Các thành viên cùng tham gia giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục. Dự kiến đầu tháng 12.2017 này, xã Kiêu Kỵ được ngành nông nghiệp công nhận 20,1ha trồng cam VietGAP.

Thấy trồng cam có thu nhập khá, năm 2014, ông Bình về hưu có điều kiện tập trung chăm sóc và mở rộng diện tích trồng cam. Hiện, gia đình ông Bình đã mở rộng diện tích lên 8ha để trồng cam Vinh và cam Canh.

Điều đáng chú ý, ông Bình là người đầu tiên ở Kiêu Kỵ thực hiện quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, trong quá trình chăm sóc cây, ông Bình đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trồng cam thân thiện với môi trường.  Ông chỉ dùng phân bón hữu cơ, sử dụng đèn sinh học để bẫy côn trùng, các loại thuốc vi sinh, thảo mộc để phòng trừ bệnh cho cây… Đặc biệt, nguyên tắc thu hoạch cam sau 2 tháng cách ly thuốc bảo vệ thực vật được ông thực hiện nghiêm túc để cam luôn đảm bảo an toàn.

“Chẳng vậy mà cam của gia đình tôi luôn đắt hàng, giá bán cam tại vườn luôn ở mức cao, dao động từ 45.000 – 50.000 đồng/kg. Hầu hết những vườn cam từ 2 - 9 năm tuổi của tôi cho hiệu quả kinh tế cao, đạt trung bình 300 – 500 triệu đồng/ha/năm. Bình quân, mỗi năm gia đình xuất bán 100 tấn cam, thu về hơn 3 tỷ đồng” - ông Bình cho biết.

Liên kết trồng cam VietGAP

Từ mô hình của ông Bình, các anh Trần Thành Thượng, Đinh Văn Long… cũng mạnh dạn đầu tư trồng cam và có thu nhập cao. Có 3ha trồng cam VietGAP, anh Thượng bộc bạch: “Được ngành nông nghiệp Hà Nội tập huấn, chúng tôi thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam VietGAP, vườn cam của gia đình tôi luôn được khách hàng tin dùng”.

Ông Vũ Danh La – Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiêu Kỵ cho biết: Nhiều năm nay, nông dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó chủ lực là cây cam. Hiện, toàn xã Kiêu Kỵ có gần 200ha diện tích trồng cam, tập trung nhiều nhất ở thôn Báo Đáp. Những năm gần đây, được hỗ trợ về kỹ thuật thâm canh nên cây cam cho hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng chủ lực của nông dân Kiêu Kỵ.

Theo ông La, xác định sản xuất an toàn là hướng phát triển bền vững cho cây cam nên từ nhiều năm nay, nông dân Kiêu Kỵ luôn đặt việc đảm bảo quy trình kỹ thuật lên hàng đầu. Nhằm xây dựng thương hiệu và hỗ trợ các hộ trồng cam ở Kiêu Kỵ, Hội Nông dân xã đã thành lập Tổ hợp tác trồng cam VietGAP với hơn 38 thành viên ở thôn Báo Đáp tham gia. Trong đó, ông Trần Văn Bình là một trong những hộ tiêu biểu đi đầu và tích cực tham gia sinh hoạt tổ trồng cam VietGAP này.

“Tham gia tổ hợp tác trồng cam VietGAP xã Kiêu Kỵ, các thành viên đã đóng góp trên 100 triệu đồng làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng. Bên cạnh đó, các thành viên cùng tham gia giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục. Dự kiến, đầu tháng 12.2017 này, xã Kiêu Kỵ được ngành nông nghiệp công nhận 20,1ha trồng cam VietGAP” - ông La thông tin.

Ông Trần Xuân Điệu – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết: “Xác định giống cam là cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. UBND huyện đã phê duyệt dự án đầu tư bê tông hóa các trục đường chính nội đồng, kéo đường điện trên các trục đường chính xuống đồng giúp người dân yên tâm sản xuất”.

Hiện nay, Hội Nông dân TP.Hà Nội và huyện Gia Lâm đang phối hợp tập trung xây dựng nhãn hiệu Cam Báo Đáp. 

Theo Thu Hà/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,753
  • Tổng lượt truy cập93,235,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây