Học tập đạo đức HCM

Nghi Xuân bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Thứ sáu - 27/02/2015 02:12
(Baohatinh.vn) Nằm ở phía Bắc Hà Tĩnh, Nghi Xuân được tạo hóa ban tặng phong cảnh sông núi hữu tình. Tự bao đời, nơi đây đã trở thành địa danh hấp dẫn bước chân du khách muôn phương không chỉ bởi những danh thắng, kỳ tích huyền thoại - Nghi Xuân bát cảnh, mà vùng quê giàu truyền thống này còn là cái nôi của những trang Kiều, câu ca trù thấm đẫm hồn quê.

Tự hào về kho tàng văn hóa quý giá của cha ông, những người con trên mảnh đất Nghi Xuân đang nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hải Nam cho biết: “Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là một trong những nhiệm vụ được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Trên tinh thần ấy, huyện chỉ đạo Phòng VH-TT tiến hành thống kê các di sản văn hóa phi vật thể để tổng hợp đưa vào các hạng mục bảo tồn, phát huy giá trị. Trong đó, ca trù là di sản đầu tiên được đưa vào danh sách”.

Từ năm 1998, chính quyền địa phương đến tận mỗi người dân Nghi Xuân đã vào cuộc mạnh mẽ để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân tích cực sưu tầm lời cổ, hăng say truyền ngọn lửa đam mê làn điệu mang âm hưởng truyền thống cho thế hệ cháu con. Thông qua các hội thảo, nhiều CLB ca trù đã được thành lập. 16 năm qua, bằng nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực, đến nay, Nghi Xuân đã có 3 thế hệ biết hát ca trù; đồng thời, có trên 30 bài tham luận viết về ca trù cả nước nói chung và Cổ Đạm nói riêng. Từ đó, ca trù Cổ Đạm không còn nằm trong phạm vi của một giáo phường mà từng bước đi vào các hội diễn văn nghệ quần chúng cũng như trường học.

Để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị văn hóa của ca trù, UBND huyện đang từng bước hoàn thiện hồ sơ thiết kế để tôn tạo, khôi phục dền Xứ - tức đình Nhà Trò của giáo phường ngày trước. Đây là nơi thờ Đinh Lễ - tổ sư ca trù Cổ Đạm và cũng là nơi sinh hoạt của CLB ca trù. Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng đề án đưa ca trù vào trường học, công sở và thành lập thêm CLB ca trù… cũng dần hoàn tất. Theo thời gian, sự quan tâm của chính quyền địa phương, tâm huyết và công sức của các nghệ nhân đã được đền đáp. 2 CLB ca trù được thành lập với trên 30 hội viên chính thức. Các đào nương, kép đàn đã mang về bộ sưu tập huy chương vàng, huy chương bạc tại các kỳ hội diễn, liên hoan ca trù toàn quốc. Đặc biệt, niềm say mê câu hát mang đậm hồn cốt quê hương đã in đậm trong trái tim thế hệ trẻ.

Em Ngọc Minh, học sinh lớp 11, Trường THPT Nghi Xuân cho biết: “Sinh ra và lớn lên ở làng Cổ Đạm, thuở nhỏ, em đã được nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn ca trù. Chẳng biết từ bao giờ, những lời ca, tiếng hát ấy đã thấm vào tâm hồn em. Mơ ước về một ngày được đứng trên sân khấu biểu diễn làn điệu ca trù để quảng bá nét văn hóa truyền thống của quê hương đã trở thành hiện thực. Được các nghệ nhân dạy bảo, các anh chị đi trước dìu dắt, em ngày càng tự tin hơn khi biểu diễn và cũng đã gặt hái được một số thành tích ban đầu. Em cũng rất vui khi được trở thành thành viên CLB”.

Song song với nhiệm vụ bảo tồn ca trù Cổ Đạm, Nghi Xuân còn có nhiều hình thức để phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, đáng kể nhất là đưa dân ca vào trường học. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hải Nam cho biết thêm: “Nghi Xuân là một trong những địa phương đầu tiên có chủ trương đưa dân ca vào trường học, tổ chức dạy hát, liên hoan dân ca học đường và thành lập CLB dân ca.

Thời gian gần đây, Nghi Xuân còn khuyến khích việc sáng tác dân ca lời mới; đồng thời, mời một số nghệ nhân tiêu biểu như: Đình Bảo, Văn Thành, Nguyễn Ban, Văn Thế… tập huấn cho đội ngũ cán bộ văn hóa xã, những hạt nhân trong phong trào văn nghệ quần chúng, giáo viên âm nhạc, tổng phụ trách đội trên địa bàn toàn huyện. Nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của địa phương đã được bảo tồn, khôi phục và biểu diễn vào dịp tết đến, xuân về như: trò Kiều (Tiên Điền, Xuân Liên), sắc bùa (Xuân Lam), trò sĩ - nông - công - thương - ngư (Xuân Thành), lễ hội cầu ngư (Xuân Hội). Đặc biệt, trong kế hoạch chuẩn bị kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du sắp tới, việc khôi phục trò Kiều ở Tiên Điền và Xuân Liên cũng là một trong những điểm nhấn.

Về vùng văn hóa Nghi Xuân trong những ngày đầu năm mới, trên khuôn mặt người dân luôn ánh lên niềm vinh dự, tự hào. Những việc làm thiết thực của chính quyền địa phương trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống không chỉ góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân mà còn là động lực thúc đẩy KT-XH phát triển.

Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại925,628
  • Tổng lượt truy cập92,099,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây