Kênh bán hàng chất lượng và VSATTP
Siêu thị ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 1994 - 1995. Ban đầu ở TP Hồ Chí Minh là siêu thị Shihanco và ở Hà Nội là siêu thị số 7 Đinh Tiên Hoàng. Sau hơn 20 năm phát triển, cả nước hiện có 700 siêu thị và 125 trung tâm thương mại. Khoảng 50% kênh thương mại này tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn phát triển ở một số địa phương khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Dương... với tốc độ phát triển bình quân 5 - 7%/năm, có giai đoạn phát triển sôi động, nhất là từ năm 2006 - 2015 với tốc độ 10 - 12%/năm.
Theo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu thị, tạo ra sự cạnh tranh giữa các kênh bán hàng hiện đại (chiếm 25%) và kênh bán hàng truyền thống (chiếm 75% thị trường bán lẻ) ngày càng mạnh mẽ hơn.
“Nói một cách khách quan, hàng hóa trong các siêu thị, nhất là các chuỗi siêu thị có trình độ quản trị doanh nghiệp và tính chuyên nghiệp cao đều đảm bảo chất lượng và VSATTP hơn so với hàng hóa ở các kênh bán hàng truyền thống. Qua thực tế kiểm tra, hầu hết các siêu thị có bộ phận được phân công và có quy chế quy định cụ thể để phân rõ trách nhiệm từng khâu công tác, ngoài ra, còn có bộ phận giám sát độc lập để đôn đốc kiểm tra các khâu. Công tác niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng trong siêu thị được đảm bảo. Hàng hóa bán ra có hóa đơn chứng từ dễ tra cứu, khiếu nại, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, sạch sẽ. Các siêu thị cũng luôn tuân thủ các đợt kiểm tra của sở, ban, ngành có liên quan đến công tác VSATTP”, ông Vũ Vinh Phú, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội bán lẻ Việt Nam đánh giá.
“Vũ khí” cạnh tranh chủ lực của các nhà bán lẻ
Theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, xây dựng những nguồn cung thực phẩm sạch, đảm bảo VSATTP lâu dài còn là một trong những điều kiện, tiêu chí để phát triển siêu thị kênh bán lẻ hiện đại một cách bền vững.
Theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương: Hàng hóa mua bán, kí gửi đại lý, bán trong siêu thị là những mặt hàng có chất lượng đảm bảo, thương hiệu hàng hóa được phép lưu hành trên thị trường, các hàng hóa nhập khẩu phải có tem nhãn phụ. Cơ sở vật chất của siêu thị bao gồm: kho bảo quản, quầy mát, hệ thống thông gió đạt các tiêu chuẩn. Đặc biệt là các hàng hóa thực phẩm tươi sống, rau quả, phải có chế độ bảo quản riêng,cónhững bộ phận sơ chế tại chỗ những hàng hóa này... |
Ở phía Nam, hệ thống SaigonCoop cũng có những hành động tương tự để đảm bảo phát triển hệ thống phân phối hàng hóa sạch, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng TP HCM và các tỉnh lân cận. Thị trường bán lẻ Việt Nam cần nhiều hơn những tập đoàn bán lẻ bài bản, có thương hiệu như Vingroup và SaigonCoop. Nói cách khác chúng ta cần nhân rộng những mô hình siêu thị có vùng sản xuất thực phẩm sạch theo chuỗi.
Theo Hữu Oanh/ Thanh Tra
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã