Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp giá trị cao

Thứ ba - 14/04/2015 04:51
Những mô hình kinh tế trang trại được hình thành trong quá trình huyện Thạch Thất (Hà Nội) thực hiện xây dựng nông thôn mới đang khẳng định bước đi đúng, góp phần hình thành diện mạo nông thôn mới, tạo việc làm ổn định, nâng chất lượng sống đối với bà con nông dân ngay trên mảnh đất quê hương.

Mô hình trồng hoa ly đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân.


Anh Nguyễn Duy Liên, đội 5 xã Đại Đồng - người đầu tiên đầu tư chăn nuôi đà điểu của huyện chia sẻ, thời gian đầu triển khai thực hiện, chưa có kinh nghiệm nên anh đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương anh đã quyết tâm thực hiện mô hình nuôi đà điểu, vươn lên làm giàu. Hiện mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng. 

Trên diện tích khoảng 700 m2, anh Liên nuôi 70 con đà điểu thương phẩm gồm 2 lứa, lứa lớn hơn 2 tháng tuổi và lứa nhỏ gần 1 tháng tuổi. Một con đà điểu thương phẩm có thời gian nuôi từ khi nhập con giống đến khi xuất chuồng là 10 - 12 tháng với trọng lượng trung bình khoảng 1 tạ. Hiện giá bán thương phẩm là 70.000 đồng/kg. 

Theo anh Liên, việc chăm sóc đà điểu rất đơn giản. Đà điểu có sức đề kháng tốt nên chúng có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, chịu rét, chịu nắng tốt. Bên cạnh đó, thức ăn của đà điểu dễ kiếm bởi loài vật này ăn rau là chính, ngoài ra có thể ăn cám, bã bia… 

Bên cạnh mô hình nuôi đà điểu, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2003 xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất đã xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi diện tích khu trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế VAC. Bình quân mỗi mô hình chuyển đổi có diện tích từ 0,5 - 1 ha. 

Ông Phí Văn Thắng - một trong những người tiên phong làm kinh tế trang trại Vườn - Ao - Chuồng ở địa phương cho biết, thời điểm xã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ông mạnh dạn chuyển đổi 1,1 ha đất quỹ 2 của xã ở khu đồng Trà sang mô hình VAC. Ông Thắng cũng đổi phần diện tích đất canh tác của gia đình rải rác ở các cánh đồng khác tập trung về để tiện canh tác cũng như quy hoạch. Sau khi đã có đất và vốn, đầu năm 2004, ông đào 4 ao thả cá trên diện tích 3 mẫu, trong đó 1 ao chuyên ươm gột cá giống. Ao nuôi cá kết hợp thả nhiều loại như trắm, chép, mè, rô phi đơn tính để tận dụng nguồn thức ăn và tầng nước. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, trang trại VAC đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định. Năm 2014, thu nhập từ trang trại đạt trên 600 triệu đồng, trừ chi phí, gia đình thu lãi trên 200 triệu đồng. 

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi chọn để thực hiện xây dựng mô hình "điểm" về nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2010 - 2012, xã Đại Đồng đã rất chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng vùng lúa chất lượng cao, toàn xã còn chuyển đổi được gần 70 mô hình từ các diện tích đất nông nghiệp cấy lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cho thu nhập cao, điển hình là mô hình trồng hoa ly chất lượng cao của anh Nguyễn Hữu Cường xã viên thôn Minh Nghĩa, xã Đại Đồng. 

Anh Nguyễn Hữu Cường, người đầu tiên phát triển mô hình trồng hoa ly tại xã Đại Đồng cho biết, xuất phát từ đam mê làm giàu từ nông nghiệp và vốn kinh nghiệm 8 năm làm việc ở miền Nam, anh đã quyết tâm trở về Bắc làm kinh tế. Bước đầu, việc trồng hoa ly gặp nhiều khó khăn vì kinh tế hạn hẹp, quỹ đất và nguồn phụ trợ không nhiều… 

Sau hơn một năm vất vả, mô hình trồng hoa ly đã mang lại cho gia đình anh Cường nguồn thu nhập ổn định. Với giá bán tại ruộng từ 18.000 - 20.000 đồng/cành. Vào đợt cao điểm, loại bông to, nhiều nụ giá tới 40.000 - 50.000 đồng/cành. Trong năm 2014, với 6.000 gốc hoa ly, doanh thu của gia đình anh đạt trên 800 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 6 lao động với thu nhập 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. 

Ông Nguyễn Hữu Kế, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết, địa phương rất chú trọng liên kết với các đối tác trong và ngoài nước trong đầu tư phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, động viên khuyến khích người dân, từng bước nhân rộng các mô hình hay trên địa bàn. 
 
Theo baotintuc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm541
  • Hôm nay74,514
  • Tháng hiện tại810,624
  • Tổng lượt truy cập93,188,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây