Học tập đạo đức HCM

Nâng cao chất lượng nước và vệ sinh nông thôn

Thứ tư - 15/04/2015 05:39
Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường (VSMT) năm nay với chủ đề “Nâng cao chất lượng nước và vệ sinh nông thôn” sẽ được đồng loạt tổ chức tại các huyện, thành phố từ ngày 15.4-15.5 tới.
Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, được tổ chức thường niên nhằm tuyên truyền rộng rãi trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang, đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ, cùng có trách nhiệm giữ gìn VSMT, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch; huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT kiểm tra công trình cung cấp nước sạch cho người dân xã Tùng Bá (Vị Xuyên).

Lãnh đạo Sở NN-PTNT kiểm tra công trình cung cấp nước sạch cho người dân xã Tùng Bá (Vị Xuyên).

Nằm ở cực Bắc Tổ quốc, tỉnh ta có địa hình phức tạp, chủ yếu đồi núi, lại bị chia cắt mạnh, nhiều hang caster, lượng mưa hàng năm ít và luôn bị xói mòn, rửa trôi nhanh nên việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc và 2 huyện vùng núi đất phía Tây rất khó khăn. Nước sạch sinh hoạt hàng ngày đối với người dân trong thời điểm mùa khô được ví như “vàng trắng”, rất quý hiếm. Giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân, từ nhiều năm nay các nhà khoa học đã dành không ít thời gian, tổ chức các đợt khoan thăm dò và phát hiện một số giếng khoan, đủ cung cấp nước cho một nhóm nhỏ cộng đồng dân cư. Ngoài ra, hàng năm Đảng, Nhà nước cũng dành nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ chứa nước, công trình cấp nước tự chảy... đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của người dân.

Đặc biệt, việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực. Qua 2 giai đoạn triển khai chương trình, trên địa bàn tỉnh có hơn 58% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 12% sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa đáp ứng mục tiêu chung, nhưng nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, công trình cấp nước cải thiện rõ rệt. Sau nhiều năm kiên trì, bền bỉ thực hiện các mục tiêu về nước sạch, toàn tỉnh hiện có gần 36 nghìn giếng đào, gần 500 giếng khoan, trên 20 nghìn lu, bể chứa nước mưa, gần 170 công trình cấp nước tập trung... cung cấp nước sạch cho hàng trăm nghìn người dân. Đối với mục tiêu nhà hợp vệ sinh, kết quả điều tra, khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, khu vực nông thôn có 42.519 nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm gần 29%; khoảng 78% hộ chăn nuôi gia súc, nhưng chỉ trên 30% có chuồng trại hợp vệ sinh. Kết quả khảo sát mới đây cũng xác định, toàn tỉnh có 587 trường học các cấp, trong đó 501 trường có nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt trên 85%; 165 trạm y tế xã đảm bảo nguồn nước và nhà tiêu theo hợp vệ sinh, chiếm gần 87%.

Từ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các ngành liên quan... Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn triển khai trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành quả quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra, các vấn đề vệ sinh gia đình, VSMT nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giai đoạn tới, tỉnh ta phấn đấu đến hết năm nay, có 70% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, với định mức bình quân 50 lít/người/ngày, trong đó có 30% đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; 50% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% có chuồng trại chăn nuôi hợp quy cách, xử lý được chất thải; tất cả các trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ và công trình công cộng ở nông thôn có nước tương đối sạch và giữ VSMT sạch sẽ. Đến năm 2020, có 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, định mức bình quân 60 lít/người/ngày, trong đó có 50% đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; 70% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, có chuồng trại chăn nuôi hợp quy cách, xử lý được chất thải.

Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến 2020 tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp, sửa chữa 290 công trình cấp nước tự chảy, làm mới 236 công trình; xây dựng mới 289 hồ chứa nước, 10.967 giếng khoan, giếng đào; 86 công trình cấp nước và vệ sinh các trường học, 25 công trình tại trạm y tế, 74.731 nhà tiêu hộ gia đình, 11.210 nhà tiêu tự hoại, 48.653 chuồng trại chăn nuôi... Tổng nguồn vốn thực hiện trên 3 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư trên 2,7 nghìn tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 393 tỷ đồng, các nguồn hỗ trợ khác trên 173 tỷ đồng.

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước ngày càng eo hẹp, để bố trí được nguồn kinh phí trên đã khẳng định sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào vùng cao. Qua tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT, cũng như trong cuộc sống thường nhật, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, có hành vi đúng khi sử dụng, bảo vệ nguồn nước và giữ gìn VSMT xung quanh, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn tin: baohagiang.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Hôm nay73,995
  • Tháng hiện tại810,105
  • Tổng lượt truy cập93,187,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây