Đầu tư hơn 2.000 tỷ cho vùng miền núi Thủ đô
Thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất TP Hà Nội với tỉnh Hà Tây; sáp nhập huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, đến nay, TP Hà Nội đã có 50/53 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống cùng với người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã, với tổng số dân trên 92.000 người.
Trường TH xã Yên Trung đạt chuẩn quốc gia. |
Bao gồm: Huyện Ba Vì 7 xã (Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại, Tản Lĩnh); huyện Thạch Thất 3 xã (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; huyện Quốc Oai 2 xã (Đông Xuân, Phú Mãn); xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ); xã An Phú (huyện Mỹ Đức). Trong số 14 xã này, có tới 154 thôn, chiếm tới 1/10 diện tích Hà Nội. Thậm chí, tại xã Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, vẫn còn tới 48% số hộ dân vẫn còn thuộc diện "hộ nghèo".
Ngay sau khi hợp nhất, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số 28 ngày 2/8/2008 của UBND TP Hà Nội. Nối tiếp truyền thống của Ban Tôn giáo - Dân tộc và Ban Dân tộc tỉnh Hà Tây trước đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Dân tộc, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội, trong 10 năm qua, các thế hệ công chức, người lao động Ban Dân tộc TP Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nhờ đầu tư vào lĩnh vực tam nông mà đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau hữu cơ quy mô lớn tại huyện ngoại thành cho thu nhập cao |
Cùng với việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của T.Ư trên địa bàn TP đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, Ban Dân tộc đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo TP ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô.
Nổi bật, trong giai đoạn 2008 - 2010 UBND TP ban hành Kế hoạch số 62 về thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi trong năm 2009 - 2010, với kinh phí đầu tư 155 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 06 về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 06 của Thành ủy, UBND TP ban hành Kế hoạch số 166 về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2015, với kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Cuối năm 2015, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức tổng kết Nghị quyết số 06, kết quả: Hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đã cơ bản hoàn thành, diện mạo nông thôn miền núi Thủ đô đã thay đổi tiến bộ rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên. Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP ban hành Kế hoạch số 138 nhằm tiếp tục phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, Kế hoạch 138 đề ra mục tiêu tăng cường đầu tư để thay đổi bộ mặt của các thôn xã này. |
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 06 về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 06 của Thành ủy, UBND TP ban hành Kế hoạch số 166 về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2015, với kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Cuối năm 2015, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức tổng kết Nghị quyết số 06, kết quả: Hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đã cơ bản hoàn thành, diện mạo nông thôn miền núi Thủ đô đã thay đổi tiến bộ rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP ban hành Kế hoạch số 138 nhằm tiếp tục phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, Kế hoạch 138 đề ra mục tiêu tăng cường đầu tư để thay đổi bộ mặt của các thôn xã này.
Cụ thể, Thành phố sẽ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình cũ và các công trình dân sinh bức xúc khác trên địa bàn, đảm bảo các mục tiêu chủ yếu như: Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình phục vụ văn hóa, giáo dục, thủy lợi, sinh hoạt cộng đồng...
Tổng số chương trình, dự án được đầu tư dự kiến là 227 chương trình, công trình, trong đó về hỗ trợ sản xuất bao gồm 2 chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và 225 công trình đầu tư tập trung phục vụ đồng bào dân tộc tại 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội, trong đó ưu tiên cho giáo dục, y tế và các lĩnh khác.Về nguồn vốn đầu tư, tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến: 2.324 tỷ đồng, bao gồm kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất dự kiến: 75 tỷ đồng và kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến: 2.249 tỷ đồng, tất cả đều từ nguồn ngân sách Thành phố.
Cùng với việc thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù, TP cũng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chính sách của T.Ư như hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo các Quyết định số 1592 ngày 12/10/2009, Quyết định số 551 ngày 04/4/2013, Quyết định số 755 ngày 20/5/2013 và Quyết định số 54 ngày 04/12/2012 của Chính phủ…
Nhờ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, đến nay, đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Đến nay, đã có 100/153 thôn đạt danh hiệu “Làng văn hóa”; 83,47% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Các hoạt động thể thao, văn hóa truyền thống như: Bắn cung, đẩy gậy, hát sắc bùa, múa Mường cổ... được khôi phục và phát huy. Lễ cấp sắc, tết nhảy của dân tộc Dao thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia, góp phần tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết giữa các dân tộc; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
Để tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô, lãnh đạo UBND TP đề nghị Ban Dân tộc TP chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, các địa phương trong triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 138/KH-UBND của UBND TP. Bên cạnh đó, tiếp tục tham mưa TP hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, với trọng tâm là các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, thúc đẩy đồng bào các dân tộc vượt khó vươn lên, tự thân thoát nghèo. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đối với các đối tượng đồng bào vùng dân tộc. Theo một lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Kế hoạch 138 là bước đi hiện thực hóa các chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo Thành phố trong vấn đề đầu tư cho khu vực miền núi của Thủ đô, nhằm từng bước kéo gần lại khoảng cách phát triển so với vùng đô thị. |
Cùng với đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên là tốc độ phát triển kinh tế ở các xã vùng dân tộc, miền núi bình quân hàng năm trên 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp.
Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm; 100% xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, trên 60% đường trục thôn được bê tông hóa; trên 60% kênh mương được kiên cố hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt; 100% số xã đã có điểm bưu điện, 100% các thôn có đường dây điện thoại, mạng lưới Internet đến từng thôn. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 đến 30 triệu đồng/người/năm, có xã trên 40 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm trên 3%/năm. Hiện, TP Hà Nội không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn, có 6/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc miền được đảm bảo. Đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.
Đó là những kết quả đáng tự hào của công tác dân tộc Thủ đô trong 10 năm qua. Dù vậy, việc triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc vẫn còn những hạn chế. Đơn cử như: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, xuống cấp nhanh; tỷ lệ nghèo tại một số xã còn cao, công tác giảm nghèo bền vững còn nhiều thách thức. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Đời sống đồng vào vùng dân tộc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn với miền xuôi...
Để tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô, lãnh đạo UBND TP đề nghị Ban Dân tộc TP chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, các địa phương trong triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 138/KH-UBND của UBND TP.
Bên cạnh đó, tiếp tục tham mưu TP hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, với trọng tâm là các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, thúc đẩy đồng bào các dân tộc vượt khó vươn lên, tự thân thoát nghèo. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đối với các đối tượng đồng bào vùng dân tộc.
Theo một lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Kế hoạch 138 là bước đi hiện thực hóa các chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo Thành phố trong vấn đề đầu tư cho khu vực miền núi của Thủ đô, nhằm từng bước kéo gần lại khoảng cách phát triển so với vùng đô thị.
Thúc đẩy phát triển toàn diện
10 năm qua, những nỗ lực của TP trong việc kéo gần khoảng cách nông thôn thành thị sau sáp nhập đã đem đến diện mạo mới cho Thủ đô. Hà Nội giờ như một cơ thể thống nhất, mạnh mẽ và đầy sức sống…
Đi sâu vào bên trong là những con đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà khang trang được xây dựng mới thể hiện sự thay da đổi thịt, sức sống mới của vùng ngoại ô. Cảnh tượng ấy, cùng những đổi thay kỳ diệu trên mọi mặt đời sống khiến nhiều người dân nơi đây đến giờ vẫn cảm thấy như trong mơ. Nó đã mở ra một tương lai tươi sáng cho những vùng đất nghèo khó, xóa nhòa khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính, xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (tỉnh Hòa Bình) được sáp nhập vào huyện Thạch Thất (Hà Nội). Từ những xã nghèo đường đầy bùn đất, tỉ lệ hộ nghèo cao, sau khi được quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền và bà con nhân dân các xã này đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, hòa nhịp phát triển của huyện.
Nhiều lao động được bố trí đi làm việc ở khu công nghiệp có thu nhập khá; các hộ gia đình làm nông nghiệp đã biết cách khai thác và nuôi trồng các loại cây, con cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ các xã của huyện Thạch Thất được “thay da, đổi thịt” mà việc sáp nhập cũng đã đem đến diện mạo nhiều màu sắc cho huyện Mê Linh. Ngay sau khi sáp nhập, huyện đã được đầu tư xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng hiện đại và khép kín. Từ “tiền đề” đó, huyện Mê Linh đã vươn mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.
10 năm qua, huyện đã thành lập mới hơn 1.300 doanh nghiệp, trên 6.400 hộ kinh doanh và 82 hợp tác xã; góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 38 triệu đồng/người năm, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2008. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm chỉ còn 2,35%; bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, vượt kế hoạch TP giao.
Theo Bí thư Huyện ủy Mê Linh Đỗ Đình Hồng, sự phát triển của huyện không chỉ thể hiện qua các con số tăng trưởng mà quan trọng hơn là người dân cảm thấy tự hào và phấn khởi sau khi hợp nhất về Hà Nội. Họ đã nỗ lực, cố gắng và làm được những điều đáng trân quý từ khi sáp nhập vào Thủ đô.
Vượt lên những tổng kết khuôn mẫu của chặng đường 10 năm là dấu ấn đậm nét của Đảng bộ đoàn kết vững mạnh, chính quyền năng động, sáng tạo, nhân dân cần cù, vươn lên từ xuất phát điểm thấp; là điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Đánh giá về 10 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính, nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở rộng địa giới hành chính tạo cho Hà Nội một không gian đủ lớn để TP phát triển mạnh mẽ, đầy đủ chức năng. Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đạt trung bình 7,4%/năm, Hà Nội duy trì là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng 38 bậc sau 10 năm, đứng thứ 13/63 tỉnh thành; Hà Nội cũng đứng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính. Nhiều khu đô thị mới khang trang đã và đang hình thành.
Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín. Đặc biệt, thu nhập của người nông dân đã tăng khoảng 2,92 lần, từ 13 triệu/đồng /người năm 2008 lên 38 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2017. Từ chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay Hà Nội có 294 xã đạt chuẩn và 4 huyện nông thôn mới.
Sau 10 năm, Hà Nội hôm nay đã phát huy khá tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Như lãnh đạo TP đã khẳng định, giờ đây Hà Nội đã là một cơ thể thống nhất, mạnh mẽ và đầy sức sống.
Đặc biệt, những bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn… sẽ tạo cơ sở để xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm.
Hà Phong/ Lao động thủ đô
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã