Nhiều mô hình NN ứng dụng cao.
Ông Nguyễn Phú Ban - Giám đốc Sở NNPTNT Đà Nẵng chia sẻ, nhờ quan tâm và khuyến khích phát triển nền NN sạch, NNCNC mà thời gian qua Đà Nẵng đã hình thành nhiều mô hình, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Có thể kể đến như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ; sản xuất giống và thương phẩm hoa lan hồ điệp trong nhà lưới công nghệ cao quy mô công nghiệp; trồng hoa lan dendro, mokara cắt cành; mô hình trồng hoa lily, hoa cúc các loại,… đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Trong đó phải kể đến mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể trong nhà màng là mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) của Công ty TNHH Gia Khang Phát, tại Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. Mô hình này được xây dựng và trồng rau theo hướng NNCNC với quy mô 1.000 m2, đưa vào hoạt động tháng 6.2017, hệ thống nhà kính 1.000 m2 trị giá trên 450 triệu đồng với công nghệ thiết bị cho nhà màng khá hoàn chỉnh, hiện đang trồng dưa lưới, dưa vàng... Doanh thu đạt 130 - 150 triệu và sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt 30 -50 triệu đồng/lứa trồng...” – Ông Ban cho biết.
Ông Đặng Văn Hồng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đà Nẵng cho hay, hiện này nhiều mô hình phát triển NNCNC, NN sạch ở Đà Nẵng đã hình thành và đưa vào sản xuất hiệu quả, cụ thể như mô hình chăn nuôi heo thịt theo công nghệ chuồng lạnh khép kín, tập trung chính ở thôn Nam Sơn, xã Hòa Tiến... Đây là mô hình liên kết sản xuất 3 nhà “Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp”. Mô hình giải quyết 3 vấn đề cơ bản khi nông dân liên kết với doanh nghiệp “Con giống, thức ăn, thuốc thú y - Kỹ thuật - Đầu ra”…
“Trang trại sản xuất rau ăn lá, ăn quả an toàn Tâm An Farm sử dụng thiết bị cơ giới hóa như máy xới, máy lên luống, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt thực hiện 2 chức năng tưới nước và cung cấp phân bón hòa tan cho cây, màng phủ NN, các chế phẩm sinh học xử lý đất, phòng bệnh, hệ thống khung vòm nhà lưới, nhà màng cấp đơn giản,… Trang trại Tâm An Farm lắp đặt hệ thống camera phục vụ công tác quản lý, giám sát sản xuất và sản phẩm tại vùng rau, đây cũng là một bước tiến trong ứng công nghệ vào hoạt động sản xuất NN. Năm 2015, trang trại đã được Trung tâm Khuyến ngư nông lâm hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích 1,5ha và đã tự đầu tư lắp đặt mới thêm 1,5ha” - ông Hồng thông tin.
Nhiều mô hình cho doanh thu hàng tỷ/năm
Cũng theo ông Nguyễn Phú Ban, mô hình sản xuất rau trong nhà màng tại 2 xã Hòa Ninh, Hòa Phú (huyện Hòa Vang) bước đầu cũng đem lại hiệu quả lớn. Đây là 2 mô hình cũng vừa được đưa vào hoạt động tháng 6.2017 với quy mô 2ha (mỗi xã 1 nhà kính/1 ha), với tổng kinh phí đầu tư mỗi vùng trên 3,57 tỷ đồng/mô hình, trong đó nguồn kinh phí Nhà nước của UBND huyện Hòa Vang hỗ trợ 1,4 tỷ đồng/mô hình, số kinh phí còn lại do hộ dân đầu tư và tập trung canh tác.
Mô hình này trồng các loại rau ăn lá, ăn quả theo phương thức trồng địa canh sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong nhà màng (mô hình Hòa Phú) và kết hợp sản xuất rau ăn lá bằng công nghệ thủy canh hồi lưu (mô hình Hòa Ninh). Các công đoạn canh tác ở cả 2 mô hình trên đều được cơ giới hóa và tự động hóa theo công nghệ nhà màng, có thể điều chỉnh được các thông số phù hợp cho cây trồng về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió… Hiện nay các chủng loại đang được sản xuất rất phong phú: xà lách, cải xanh, ớt chuông, dưa kim cô nương, dưa lưới…..
Theo ông Ban, hiệu quả lớn nhất trong ứng dụng phát triển NNCNC ở Đà Nẵng hiện nay phải kể đến mô hình trồng hoa Lan Mokara cắt cành ở vùng hoa Dương Sơn, xã Hòa Châu, với diện tích quy hoạch vùng hoa Dương Sơn 4,5 ha, trong đó diện tích đang sản xuất 3,5ha. Ở đây nông dân trồng các chủng loại hoa lan, hướng dương, hoa treo các loại, cúc đất…
Hộ ông Nguyễn Xuân Hùng là nông dân tiên phong đưa loài phong lan Mokara có nguồn gốc Thái Lan về trồng trên địa bàn Hòa Vang. Tổng diện tích sản xuất hiện nay của hộ ông Hùng khoảng 1.400 m2, với quy mô 12.000 cây lan, toàn bộ chi phí đầu tư gần 2 tỷ đồng, lan được trồng trong hệ thống nhà lưới, trang bị đầy đủ hệ thống tưới. Bình quân mỗi tháng ông Hùng thu lãi hơn 30 triệu, cả năm “đút túi” trên 350 triệu đồng…
Mô hình sản xuất hoa treo, hoa thảm trang trí của hộ ông Nguyễn Ngọc Chương, tại thôn Đông Sơn, xã Hòa Ninh đang sản xuất khoảng 800 m2 các loại hoa treo, hoa thảm, hoa cao cấp như: dạ yến thảo, cúc sao băng, thu hải đường, đồng tiền mini, dừa cạn… Hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 24.000 chậu hoa các loại, mang lại doamh thu trên 1 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt trên 500 triệu đồng/năm. Mô hình này được đánh giá cho hiệu quả kinh tế xã hội cao, vừa góp phần vào việc phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao của thành phố, vừa phù hợp với xu hướng NN đô thị...
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;