Học tập đạo đức HCM

Nông dân làm rau công nghệ cao xuất khẩu sang Hàn Quốc

Thứ hai - 13/03/2017 22:18
Sau nhiều năm “sống chết” với nghề cơ khí, năm 2011 anh Tô Quang Dũng (ngụ đường Nguyên Tử Lực, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) quyết định giã từ nghề này, bước vào nghề trồng rau sạch.

Chỉ sau ít năm, anh Dũng đã xây dựng được trang trại nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 4ha, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó có nhiều loại giống rau, kỹ thuật gieo trồng mới, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Hiện rau của trang trại này đã vươn tới thị trường Hàn Quốc. 

Năm 2011, anh Dũng bàn với vợ con quyết định bỏ nghề làm cơ khí sau nhiều năm gắn bó để vào thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương thuê 2,2ha đất tập tành trồng rau. 

Mới vào nghề, nhiệt huyết, lòng quyết tâm thì có thừa nhưng kỹ thuật trồng rau với anh Dũng lại là con số 0. Có được đất, anh nông dân này ngày ngày ra vườn cày xới, lo phân tro, ươm giống…; đêm lên mạng mày mò, tự tìm tòi kỹ thuật gieo trồng các loại rau. Những lúc có thời gian, anh Dũng lại chạy tới những gia đình lâu năm gắn bó với nghề trồng rau để “xin ít kỹ thuật”.

“Làm ngày, cày đêm”, các loại rau nhờ áp dụng đúng phương pháp canh tác nên đã không phụ lòng người. Nhiều loại rau ngắn ngày như xà lách, cô rôn, bó xôi… nhanh chóng cho thu hoạch với năng suất cao. 

Theo anh Dũng, ban đầu chưa có bạn hàng nên việc bán rau rất vất vả, chủ yếu bán cho thương lái thu mua nên giá cả bấp bênh, thậm chí gửi hàng về các chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh thì chỉ “ăn giá sau”, tức là dưới đó bán được bao nhiêu thì mới báo giá về, đó là chưa kể lúc được lúc mất. 

“Được hơn một năm, tôi tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành trồng nhiều loại rau trên giá thể theo quy trình sản xuất VietGAP và đã thành công khi khách hàng tìm tới mua rau ngày một nhiều hơn”, anh Dũng cho biết. 

Đến giữa năm 2015, một công ty giống của Hà Lan tổ chức hội nghị khách hàng ở Malaysia và mời anh tham dự. Tại đây, anh Dũng được tận mắt chứng kiến người dân nước họ trồng rau thủy canh hồi lưu vô cùng hiệu quả nên học hỏi công nghệ và trở về nhập thiết bị đầu tư làm theo.

Hiện nay, tổng diện tích nông trại trồng rau sạch của gia đình anh Tô Quang Dũng rộng hơn 4ha, trong đó có 5.000m2 trồng rau thủy canh, còn lại trồng địa canh trong nhà kính và trồng trên giá thể. Dù trồng thủy canh có diện tích số ít nhưng lại chiếm vốn đầu tư khá lớn, khoảng 5 tỉ đồng và hiện đang là nguồn thu chủ lực của gia đình anh Dũng. 

Anh Dũng cho biết, vườn rau thủy canh này đang cho thu hoạch mỗi ngày 500kg rau sạch, bán ra thị trường với giá 35.000 đồng/kg đã mang về doanh thu hơn 17 triệu đồng/ngày. Số diện tích còn lại cũng đang được anh đầu tư khá hiệu quả, với doanh thu đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm.

Cách đây 6 tháng, chủ trang trại này mạnh dạn đưa 1.000m² trong tổng số 5.000m² đang canh tác rau thuỷ canh sang trồng xà lách xoong. Kết quả là sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường. Từ 6 tháng nay, doanh thu của 1.000m² xà lách xoong đều đặn cho doanh thu 100 triệu đồng mỗi tháng.

Ngoài việc cung ứng cho thị trường trong nước, sau Tết Nguyên đán, trang trại rau thuỷ canh của gia đình anh Tô Quang Dũng đã đạt được những thỏa thuận xuất khẩu đi Hàn Quốc. Gần 7 tấn sản phẩm đã được anh Dũng xuất sang thị trường Hàn Quốc bằng đường tàu biển, trong đó có mặt hàng xà lách xoong.

Theo Kim Ngân/ CAND
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay67,040
  • Tháng hiện tại897,767
  • Tổng lượt truy cập92,071,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây