Học tập đạo đức HCM

Thái Thụy (Thái Bình): Thủy sản vào vụ mới

Thứ hai - 13/03/2017 21:37
Trong những ngày qua, các hộ nuôi thủy sản ở Thái Thụy (Thái Bình) đã và đang khẩn trương huy động nhân lực, máy móc cải tạo ao đầm, chuẩn bị xuống giống thủy sản xung quanh tiết Thanh minh.


Năm 2017, Thái Thụy phấn đấu nuôi thủy sản đạt 4.010ha gồm: nước mặn nuôi ngao 1.010ha; thủy sản nước lợ 1.400ha, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm và cá; nước ngọt 1.600ha, chủ yếu là các loại thủy sản truyền thống.

Theo ông Đào Đức Viện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để vụ nuôi thủy sản năm 2017 đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp Thái Thụy tích cực chỉ đạo các địa phương đôn đốc các hộ nuôi khẩn trương huy động nhân lực, vật lực chuẩn bị xuống giống thủy sản xung quanh tiết Thanh minh. Đến cuối tháng 2/2017, toàn huyện đã cải tạo được gần 3.000ha ao, đầm, chiếm gần 80% diện tích nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước lợ đã cải tạo được 1.008ha, nước ngọt gần 850ha, diện tích nuôi ngao cải tạo được 1.010ha. Đối với các vùng nuôi nước lợ tập trung, người dân sử dụng phương pháp cải tạo khô và cải tạo ướt, sử dụng máy sục rửa bùn, thu dọn rong rêu, gia cố lại bờ cống. Các hộ nuôi đều sử dụng rắc vôi, Chlorine và một số loại hóa chất khác để xử lý mầm bệnh cho ao, đầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Với diện tích nuôi ngao bãi triều, sau mỗi đợt thu hoạch và trước khi thả giống, các hộ nuôi thực hiện công tác vệ sinh, cày xới mặt bãi, tu sửa, gia cố lại vây lưới, san phẳng mặt bãi, phun cát bổ sung, diện tích cải tạo đạt tỷ lệ 100%. Các diện tích nuôi thủy sản nước ngọt cũng được người dân chú trọng cải tạo, chủ yếu dùng phương pháp cải tạo khô, diện tích được cải tạo đều bón vôi để khử trùng, diệt tạp và cho nước vào ao nuôi theo lịch xả nước đổ ải, chuẩn bị các điều kiện để thả nuôi.




Người dân Thái Thụy lắp đặt máy quạt nước phục vụ nuôi tôm.

Theo kế hoạch, Thái Thụy sẽ hoàn thành cải tạo ao, đầm trước ngày 15/3 và bắt đầu xuống giống nuôi thả vào đầu tháng 4. Hiện nay, nhiều hộ nuôi thủy sản ở các địa phương ven biển như Thái Thượng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường, Thái Đô đang tích cực cải tạo ao, đầm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch của huyện.

Ông Nguyễn Văn Nam, một trong những chủ hộ có nhiều năm kinh nghiệm nuôi thủy sản tại xã Thái Thượng cho biết: Việc cải tạo ao, đầm rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Sau một vụ nuôi, do quá trình chăm sóc lượng thức ăn dư thừa, chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy và bờ đầm làm ô nhiễm môi trường đầm nuôi nên rất dễ gây bệnh cho đàn cá, tôm và có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Vì vậy, tôi đang tích cực thuê nhân công cải tạo hơn 6 sào đầm để tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi tháo cạn đầm nuôi, tôi thuê máy hút đẩy bùn thải lên bờ, dùng vôi bột rải khắp đáy và bờ đầm để diệt côn trùng, ốc, rêu xanh, tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh trong đầm...

Hiện nay, các cơ sở ương dưỡng thuần giống thủy sản trong huyện cũng đã chuẩn bị công tác vệ sinh bể nuôi và nhập giống về cung cấp cho người nuôi.

Theo ghi nhận của phóng viên, Doanh nghiệp Phương Nam (xã Thái Thượng) đã nhập 2 triệu giống tôm thẻ chân trắng và có kế hoạch sản xuất 10 triệu tôm sú giống để phục vụ các hộ nuôi. Để bảo đảm chất lượng nguồn giống thủy sản cung cấp cho người dân, thời gian tới, các cơ quan chuyên môn của huyện cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng và vận chuyển giống trên địa bàn, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trần Tuấn
Nguồn: Báo Thái Bình

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay33,172
  • Tháng hiện tại336,779
  • Tổng lượt truy cập92,714,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây