Học tập đạo đức HCM

Nông dân trẻ tự lai tạo những giống lan tiền tỷ

Thứ tư - 23/03/2016 03:49
Có giống lan hài quý hiếm phải ròng rã lai tạo nhiều năm, Sang "Còi" dành để bảo tồn, khôi phục giống, không bán cũng không chuyển nhượng.
 

Phan Thanh Sang có mặt tại lễ vinh danh 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ở Hà Nội cuối tháng 3, với những giò lan "cây nhà lá vườn" do anh tự lai tạo. Đó là loại lan Păng - xê, lan Đen rô mùa xuân trồng trong 7 năm, hương thơm đặc biệt. "Mình muốn xem những thành quả tự làm ra có được mọi người ủng hộ hay không. Mừng vì ai cũng rất thích", anh chia sẻ.

nong-dan-tre-tu-lai-tao-nhung-giong-lan-tien-ty

Phan Thanh Sang (ngoài cùng bên phải) mang hoa lan Đà Lạt tự tay lai trồng đi giao lưu với các gương mặt tiêu biểu Việt Nam 2015. Ảnh: P.X.

Tận dụng thế mạnh về khí hậu của xứ ngàn hoa, Thanh Sang bắt đầu lập nghiệp từ hồi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng). Gia đình có nghề trồng rau xứ lạnh nhưng Sang lại chỉ mê mẩn với những giò lan. Số vốn ban đầu là 50 chậu phong lan, anh vừa học, vừa mày mò làm để có kinh nghiệm.

Những năm cuối đại học, vườn lan mang thương hiệu Sang "Còi" mở rộng khoảng 2.000 m2, tạo việc làm cho vài lao động khi chủ nhân vẫn còn ngồi trên giảng đường. Tốt nghiệp với bằng kỹ sư nông lâm xuất sắc, chàng trai sinh năm 1984 bỏ tiền nghiên cứu, xây dựng vườn lan lớn hơn với thương hiệu YSA Orchid, chuyên trồng và thu mua lan tại các vườn quanh thành phố Đà Lạt, vừa bán, vừa xuất đi khắp các tỉnh, ra tận Hà Nội hay vào trong TP HCM.

Không vừa lòng với việc chỉ kinh doanh giống lan sẵn có, Phan Thanh Sang mua một số giống lan ở nước ngoài về trồng, rồi mày mò tự nhân giống mới cho giá trị cao hơn, phù hợp với khí hậu Đà Lạt. Anh phát triển vườn lan theo hướng làm nông nghiệp sạch, sinh thái, gắn với công nghệ cao nên tự đầu tư phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật trị giá hàng trăm triệu để nhân giống, lai tạo các loại lan.

Đến giờ, ông chủ vườn lan không nhớ đã lai tạo ra bao nhiêu giống mới. Tính ra có khoảng chục giống lan chủ lực. Mỗi giống chủ lực lại có từ 20 đến 80 cặp lai, trong mỗi cặp lai lại tạo ra nhiều giống mới nên số lượng rất nhiều. Như lan hài hồng, hài trắng, trúc lan, lan Catleya và một số giống phong lan rừng Việt Nam...

nong-dan-tre-tu-lai-tao-nhung-giong-lan-tien-ty-1

Giống lan Dendrobium nhiều màu sắc, hương thơm dịu do vườn của Phan Thanh Sang lai tạo ra trong 6 năm. Ảnh: P.X.

Trong các loại lan mà phòng thí nghiệm của Sang lai tạo thì hồ điệp tốn ít thời gian nhất, 3-4 năm từ khi ươm mầm đến ra hoa. Nhưng cũng có loại mất khoảng 6-7 năm mới cho hoa đẹp, như Mitoniopsis (Lan Păng-xê) và Dendrobium nolbie Hybrid (Đen rô mùa xuân). Hai loại này nở rộ từ tháng 1 đến tháng 5, thu hút rất nhiều khách du lịch khi ghé thăm TP Đà Lạt.

Quá trình lai giống mới rất dài, gặp nhiều khó khăn nên phải kiên trì. Một số loài hoa lan sinh trưởng trong tự nhiên đã khó, để phát triển trong ống nghiệm còn khó hơn, phải tạo môi trường phù hợp cho cây sinh trưởng. Cây bị hao hụt, bị hư, nhiễm bệnh, khi trồng trong nhà kính phải kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm. Lúc cây ra hoa lại có chế độ chăm sóc riêng.

Để tạo ra những loại lan có hương mới, Sang dùng cây có mùi thơm khác nhau cho lai tạo, mang đặc tính của cả cây bố và mẹ. Cây nào có mùi thơm đặc biệt thì dùng phương pháp tự thụ để giữ nguyên đặc tính ban đầu. Vì vậy, nhiều loại lan có hương bưởi, mùi dừa, mùi gừng, lan vũ nữ nâu có mùi chocolate...

Một số loài anh để phục vụ mục đích kinh tế như lan hồ điệp, có giá bán vài trăm nghìn đến một triệu đồng, cây quý hơn có giá đến 5 triệu. "Những giống như lan hài, một số loại phong lan rừng quý hiếm có tên trong sách đỏ thì mình để phục vụ cho mục đích bảo tồn, khôi phục giống và nghiên cứu khoa học, không bán cũng không chuyển nhượng", anh nói.

nong-dan-tre-tu-lai-tao-nhung-giong-lan-tien-ty-2

Trang trại hoa rực rỡ sắc màu của gia đình Phan Thanh Sang. Ảnh: P.X.

Đến nay, cơ nghiệp của Sang "Còi" rộng hơn 4 ha gồm vườn lan, phòng thí nghiệm, vườn du lịch... Với quỹ đất gần 7.000 m2 tại Đà Lạt cùng 10 ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân Đạ Ròn, Sang mạnh dạn vận động mọi người xây dựng khu phố Hồ Xuân Hương (phường 9, TP Đà Lạt) thành làng du lịch nông nghiệp Xuân Hương với thế mạnh về trải nghiệm trồng hoa lan, sen, xương rồng, hoa chậu. Ban đầu có khoảng 14 hộ tham gia, rồi dần mở rộng. Mô hình này được UBND tỉnh Lâm Đồng chọn làm điểm về du lịch nông nghiệp của tỉnh để có cơ chế hỗ trợ đầu tư, nhân rộng sau này.

Biết rõ những khó khăn của thanh niên khởi nghiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách hỗ trợ vốn, giống, vật nuôi cho nông dân làm giàu. Đặc biệt, cần có cơ chế ưu đãi kêu gọi doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nổi tiếng thế giới đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, từ đó liên kết đào tạo, chuyển giao cho người dân học hỏi, phối hợp bao tiêu sản phẩm xuất khẩu.

"Nhà nước cũng cần có cơ chế phù hợp để các nhà khoa học trẻ có đề tài khi đưa ra có tính hiện thực cao, hiệu quả, nhất là những đề tài áp dụng sản xuất công nghệ cao vào trong nông nghiệp", Sang trăn trở.

(Nguồn tin:VnExpress)  

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập873
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm860
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,393
  • Tổng lượt truy cập93,160,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây