Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo từ trồng chuối

Thứ ba - 22/03/2016 08:27
Vài năm trở lại đây, cây chuối đã trở thành nguồn kinh tế chủ lực của nông dân xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Nông dân ấp Kênh Năm thu hoạch chuối

Cây trồng này không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững mà còn cho thu nhập ổn định, lợi nhuận cao gấp 2 đến 3 lần cây lúa.

Với vườn chuối hơn 2 ha, gia đình ông Nguyễn Văn Khanh, ấp Kênh Năm, xã An Minh Bắc thoát nghèo vươn lên và có cuộc sống ổn định, có điều kiện lo cho các con ăn học.

Theo ông, từ khi chuyển sang trồng chuối, không chỉ cho thu nhập cao gấp 2 lần cây lúa mà cây trồng này giúp ông có nguồn thu nhập triệt để trên cùng diện tích, trên bờ là cây chuối dưới mương thả nuôi cá. Với cách làm này mỗi năm ông thu hoạch ròng trên 150 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Khanh cho biết: “Trồng lúa bây giờ năng suất không bằng trồng chuối, trồng chuối có thu nhập quanh năm, trên bờ là chuối dưới nước là cá. Cây chuối mỗi tháng cho thu hoạch 2 đến 3 lần, một năm thu hoạch hơn 100 triệu”.

Gia đình ông Lê Quang Oai, ấp Kênh Năm, xã An Minh Bắc đã mạnh dạn chuyển sang 2 ha đất lúa và tận dụng đất bờ bao trồng chuối. Cứ mỗi tháng 3 đợt ông thu hoạch gần 2.000 nải, với giá bán thị trường dao động từ 3.000 đến 4.000 đồng/nải tại vườn cộng với bắp chuối bình quân thu lợi nhuận hơn 6 triệu đồng/tháng.

Như vậy mỗi năm ông Oai thu nhập trên 65 triệu đồng từ cây chuối, cộng với lợi nhuận từ cây lúa và chăn nuôi, gia đình thu nhập ròng hơn 150 triệu đồng.

Ông Lê Quang Oai cho biết: “Cây chuối cho hiệu quả cao hơn cây lúa, ít rủi ro hơn, trồng nhẹ chi phí, nhẹ công chăm sóc, không dùng thuốc trừ sâu, phân thì cũng ít nên hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định. Bây giờ thương lái vô mua bao nhiêu mua cũng hết, không đủ bán. Nắng hạn thì trái chuối hơi nhỏ lại nên khoảng 1 tháng tưới 1 - 2 lần, đến mùa mưa chuối tốt um. Tui mong muốn các ngành chức năng bao tiêu sản phẩm chuối và có giải pháp ngăn nước mặn xâm nhập vườn chuối".

Để cây chuối phát triển bền vững và ổn định về giá, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang và chính quyền địa phương cần quy hoạch lại diện tích sản xuất chuối, làm sao vừa giữ được diện tích trồng vừa tránh điệp khúc “được mùa mất giá”, “cung vượt cầu”...

Theo nhiều nông dân, những bờ xáng cao ráo rất phù hợp để cây chuối phát triển. Chuối rất dễ trồng và nhanh cho thu hoạch. Khoảng 8 tháng sau khi trồng thì cây chuối bắt đầu trổ buồng và vài tháng sau đó thì đã thu hoạch lứa đầu tiên. Vốn đầu tư cho trồng chuối ít, chủ yếu là tiền thuê mướn đắp bờ. Giống chuối đã có sẵn ở địa phương.

Với đặc thù cây chuối chịu hạn tốt và trong điều kiện nắng hạn, xâm nhập mặn hiện nay ở vùng đệm U Minh Thượng thì chuối đã trở thành cây trồng phù hợp nhất với nguồn thu nhập ổn định.

Ông Danh Nhạc, Trưởng ấp Kênh Năm, đại biểu HĐND xã An Minh Bắc đánh giá về hiệu quả của cây chuối như sau: “Nhìn chung trồng chuối khâu chăm sóc rất thuận tiện và chi phí cũng nhẹ hơn, chỉ trồng năm đầu, qua năm thứ 2 về sau cho thu hoạch 7, 8 năm, 10 năm chuối mới sùng. Từ năm thứ nhất trở lên chuối đạt chất lượng cao lắm. Bình quân mỗi một năm nông dân đốn từ 2 đến 3 lần. Bình quân 1 ha thu hoạch từ 5 đến 7 triệu đồng/hộ, còn bắp chuối thu nhập riêng nữa.

Những người trồng chuối cho biết, hiện tại chuối rất dễ bán. Cứ tới chu kỳ đốn chuối thì thương lái đưa phương tiện đến nơi để thu mua. Hiện nay chỉ tính riêng ấp Kênh Năm có đến 140 ha chuối và toàn vùng đệm U Minh Thượng diện tích chuối đã tăng lên hơn 1.000 ha.

TRUNG HẬU
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,689
  • Tổng lượt truy cập85,150,725
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây