Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm trước những thách thức bất lợi

Thứ hai - 21/03/2016 10:08
Hiện giá tôm ở ĐBSCL có xu hướng ổn định ở mức cao, song người nuôi không dám mạnh dạn thả giống vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do hạn hán, mặn xâm thực.
 

Lịch thời vụ thả tôm của Cà Mau và Bạc Liêu bắt đầu từ đầu tháng 1, nhưng đến nay bà con thả nuôi rất hạn chế. Ghi nhận thực tế tại các vùng nuôi, họ rất muốn đầu tư nhưng không dám. Đã gần 10 năm nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Nguyễn Văn Lam ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: “Năm rồi giá tôm luôn thấp, người nào ít cũng phải lỗ vài chục triệu, thả nhiều thì hàng trăm triệu đi tong. Lúc này, giá tôm cao nhưng nhiệt độ và độ mặn rất cao, chúng tôi không dám mạo hiểm. Mất thêm vụ nữa thì có nước bán nhà mà trả nợ ngân hàng”.

Khu vực nuôi tôm công nghiệp lớn nhất của Bạc Liêu tập trung tại các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A… huyện Hòa Bình cũng đang “thoi thóp”. Thi thoảng trên tuyến hành lang đê ven biển mới có ao nuôi tôm chạy quạt nước.

Ông Lý Thanh Dân, chủ hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Thịnh cho biết: “Hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được thu mua tại ao với giá trên dưới 100.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 120.000 đồng/kg, cao gấp khoảng 1,5 lần năm rồi. Vì thế chúng tôi đứng ngồi không yên, muốn thả thêm để đón giá, nhưng cơ quan chức năng khuyến cáo mùa hạn còn rất khốc liệt nên không dám làm liều”.

Tính đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm ở Cà Mau chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng 9.300ha nuôi công nghiệp của tỉnh. Diện tích thả nuôi công nghiệp ở Bạc Liêu khoảng 2.500/19.000ha, chiếm chưa đến 15% diện tích.

Ông Phạm Hoàng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết: "Theo dự báo độ mặn sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Chúng tôi đã khuyến cáo, trừ những hộ chủ động trữ được nguồn nước có độ mặn thấp thì chủ động pha loãng để nuôi tôm. Bà con nên đợi đến đầu mùa mưa, khi độ mặn giảm bớt thì mới tiến hành xuống giống".

Trong khi đó vùng nuôi tôm càng xanh ở vùng đầu nguồn Thoại Sơn (An Giang) và Tam Nông (Đồng Tháp) cũng chậm xuống giống. Ông Lê Thành Công, chủ hộ nuôi tôm càng xanh ở ấp Phú Bình, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông cho biết: “Mấy vụ tôm gần đây, người nuôi tôm càng xanh rất khó khăn vì thiếu nguồn giống chất lượng và xuống giống trễ. Theo khuyến cáo của huyện, tui sẽ thả tôm nuôi vào giữa tháng 4/2016. Với 4ha tui phải bỏ vốn đầu tư để cải tạo hồ, mua thức ăn, con giống, thuê nhân công... khoảng 39 triệu đồng/ha mà chưa biết lỗ lãi ra sao".

Hiện thời tiết vùng nuôi tôm càng xanh mùa nghịch thay đổi bất thường, dễ bùng phát dịch bệnh. Tại huyện Tam Nông có vài ba hộ đã xuống giống được vài ha trên tổng số diện tích cả huyện gần 500ha. Qua theo dõi thấy tôm nuôi chậm phát triển.

18-16-11_nh-1-th-tom
Nắng nóng gây ảnh hưởng tiến độ thả tôm

 

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết: “Để hỗ trợ người nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi, Phòng NN-PTNT sẽ tham mưu cho UBND huyện những giải pháp về đầu tư hạ tầng thủy lợi, tổ chức nạo vét kênh mương, xây dựng hạ tầng giao thông các vùng nuôi. Phối hợp với Trại giống nông nghiệp huyện để tìm nguồn giống tốt cho nông dân và chủ động kết nối các doanh nghiệp thu mua để ổn định đầu ra cho sản phẩm”.

Tại huyện Thoại Sơn đã xuống giống khoảng 20ha tôm càng xanh mùa nghịch, nuôi theo hình thức công nghiệp, tăng hơn so với cùng kỳ năm rồi khoảng 5ha.

Ông Phan Thanh Tùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thoại Sơn cho biết, thông thường địa phương vào đợt thả tôm chính vụ từ tháng 5 đạt 200ha và nuôi kéo dài đến mùa lũ, sau khi lũ rút mới bắt đầu thu hoạch. Năm nay thả nuôi gặp nhiều khó khăn về con giống, nguồn nước không đảm bảo và thời tiết bất lợi rất dễ xảy ra dịch bệnh...

HOÀNG VŨ - TRẦN HIẾU
Nguồn: NNVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,810
  • Tổng lượt truy cập85,150,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây