Học tập đạo đức HCM

Nông sản Việt là cô gái đẹp: Thật không?

Chủ nhật - 17/06/2018 11:21
"Người nông dân Việt Nam chỉ biết và chỉ nghĩ tới việc sản xuất, trồng cấy cho ra được sản phẩm, chứ không biết bán hàng ở đâu..."

Trong tương lai, nếu đội ngũ doanh nghiệp phát triển, trình độ nông dân được nâng lên, làm ăn tập thể với khối lượng lớn, nông dân và doanh nghiệp liên kết chặt chẽ, có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, viện, trường… và Nhà nước làm nhạc trưởng điều phối, thì Việt Nam sẽ là nước nông nghiệp mạnh trên thế giới.

Đó là niềm tin của PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) khi trao đổi về những giải pháp để phát triển nông sản Việt.

PV:  Trong một diễn đàn về kinh tế nông nghiệp tổ chức mới đây, một vị lãnh đạo doanh nghiệp đã ví von, nông sản Việt đang như một cô gái đẹp, chỉ chờ người ta tới nhà tán tỉnh và nói hãy mua tôi đi, ám chỉ sự thụ động trong sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những báo cáo về thành tích của ngành, vẫn xuất hiện những con số đẹp như: xuất khẩu tới 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, kể cả những nơi đặt tiêu chuẩn rất cao; 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ 2017; thặng dư ngành nông nghiệp từ 7 tỷ USD năm 2015 dự kiến vượt 9 tỷ USD trong năm nay...

Thưa ông, những thông tin trên có mâu thuẫn với nhau không? Ông bình luận thế nào về nhận định của vị chuyên gia, rằng cô gái đẹp nông sản Việt Nam đang thiếu người làm mối?

PGS.TS Dương Văn Chín:  Rất tiếc phải nói rằng tôi không đồng ý với quan điểm này. Người nông dân Việt Nam không chảnh và cũng không thụ động như vậy. Người Việt Nam rất sáng tạo, nhất là nông dân, họ trồng cây gì cũng được.

Hễ cây gì có tính thị trường, bán được giá cao thì nông dân Việt Nam đổ xô trồng cây đó với hy vọng sẽ tăng được thu nhập của gia đình. Khi trồng, họ lại mày mò kỹ thuật, học bạn bè, học trên báo chí, học các nhà khoa học để làm cho bằng được.

Vấn đề nằm ở chỗ, người nông dân Việt Nam chỉ biết và chỉ nghĩ tới việc sản xuất, trồng cấy cho ra được sản phẩm, chứ không biết bán hàng ở đâu, thị trường trong nước, ngoài nước thế nào.

Đó không phải là lỗi của người nông dân. Việc bán ở đâu là của thương lái, doanh nghiệp. Việt Nam phải có thật nhiều doanh nghiệp bán nông sản tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng phải có các nhà máy chế biến rau, củ, quả, trái cây thành sản phẩm đóng hộp để nó không bị hư, nâng cao giá trị gia tăng.

Trong xã hội, phải có sự phân công, chuyên môn hóa như vậy. Bên cạnh người sản xuất phải có những doanh nghiệp, đơn vị chuyên về thương mại, họ biết thị trường nào cần, yêu cầu ra sao để thu mua và cung cấp.

Nong san Viet la co gai dep: That khong?
 
 
 
 
 
 
PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời).

PV:  Tuy  nhiên, có một thực tế là bấy lâu nay người nông dân Việt Nam vẫn chăm chăm trồng lấy sản lượng, phục vụ cho nhu cầu khách hàng không khó tính, chủ yếu từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến hệ quả là bất cứ biến động nào từ thị trường Trung Quốc cũng khiến nông sản ế, phải chờ giải cứu.

Nếu vậy, có thật nông sản Việt là một cô gái đẹp, hay đó cũng chỉ là lời nói cho vừa lòng nhau của chính những người trong cuộc? Và liệu khâu yếu của Việt Nam có phải chỉ là khâu thị trường hay còn gì khác nữa? Xin ông phân tích cụ thể.

PGS.TS Dương Văn Chín:  Như tôi đã nói, không thể đổ lỗi cho người nông dân. Bản thân người nông dân lúc nào cũng muốn bán được hàng với giá cao, lợi nhuận nhiều. Nếu doanh nghiệp nói với họ rằng đừng phun hóa chất nào đó để bán được hàng ở thị trường Mỹ, thay vì chỉ bán cho thị trường Trung Quốc nếu phun hóa chất đó thì chắc chắn người nông dân sẽ làm theo. Nông dân Việt không chăm chắm bán cho thị trường Trung Quốc.

Vai trò của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại hết sức quan trọng. Nhiều doanh nghiệp thương mại tìm hiểu thị trường, xem mỗi thị trường có nhu cầu thế nào, sau khi nắm bắt được, doanh nghiệp mới về đặt hàng người nông dân.

Chẳng hạn, đối với sản phẩm A, doanh nghiệp cần 10.000 tấn và rải ra 6 tháng trong năm. Như vậy, doanh nghiệp phải chọn vùng nào là vùng truyền thống trồng sản phẩm A, sau đó họ cử cán bộ xuống hợp đồng với nông dân và phải xây dựng quy trình, tập huấn cho nông dân trồng theo đúng quy trình đó, nhất là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp mới xuất đi thị trường nước nhập khẩu được.

Thế nhưng, điểm yếu của Việt Nam hiện nay là rất ít doanh nghiệp làm chuyện đó, còn người nông dân sản xuất, muốn bảo vệ sản phẩm của họ không bị sâu bệnh tấn công thì phải phun thuốc. Nhưng nhiều khi người ta phun thuốc không đúng thời gian cách ly khiến nông sản vẫn còn nhiễm bẩn và nhiều khi không đạt tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Vì lẽ đó, phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, mà người nông dân phải trồng theo một vùng lớn nhất định. Nếu liên kết được nông dân trong hợp tác xã thì rất tốt, nhưng hợp tác của Việt Nam hiện còn rất yếu nên doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với hàng trăm nông dân ở vùng nào đó với hàng ngàn hecta trồng một sản phẩm nhất định nào đó.

Đặc biệt, việc liên kết, tổ chức sản xuất phải theo chuỗi và quy trình khép kín để đảm bảo có khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Có như vậy sản phẩm mới xuất đi được nhiều nước.

Tất nhiên, nông nghiệp Việt Nam còn yếu nhiều chỗ, không chỉ ở khâu thị trường. Đối với việc xúc tiến thương mại, bản thân doanh nghiệp phải làm, không ai làm thay được, cũng không thể đổ thừa cho Nhà nước.

Theo Báo Đất Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập731
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm730
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,631
  • Tổng lượt truy cập93,175,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây