Học tập đạo đức HCM

Phát triển cam sành trên đất lúa

Chủ nhật - 01/10/2017 04:06
Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao hơn là một lựa chọn của người nông dân. Hiện nay có nhiều mô hình, nhiều loại cây khác ngoài lúa đã được chuyển đổi. Một trong cây trồng được Vĩnh Long lựa chọn là cây cam sành, bởi loại cây này đã quá quen với người dân nơi đây và hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả cao từ cây cam sành

Ông Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NNPTNN Vĩnh Long cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh nhiều người dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây cam sành. Bởi thực tế đã chứng minh được, cây cam sành trồng trên đất lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh lại hiệu quả cao. Chính điều này, Vĩnh Long khuyến khích người dân chuyển đổi nhưng phải có kiểm soát và khuyến cáo chuyển đổi ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

Vĩnh Long có thuận lợi là vùng cây ăn trái từ lâu đời tại ĐBSCL. Chính vì vậy ngành nông nghiệp tỉnh này cũng đã có sự liên kết giữa người trồng với các viện, trường... nghiên cứu để đưa ra những quy trình canh tác bền vững cam sành trên đất lúa.

Theo đó, nhiều mô hình, dự án, xây dựng quy trình trồng cây trên đất lúa đã được xây dựng nhằm giúp người trồng đạt được hiệu quả cao nhất. Theo tính toán của dự án 1 ha cam sành đến thời điểm thu hoạch có thể thu lãi từ 400 – 700 triệu đồng/năm đầu; các năm tiếp theo sẽ thu hoạch cao hơn. Điều này cao và bền vững hơn trồng lúa.

Đối với kiểu canh tác mới, có thể chấp nhận về cơ bản về kỹ thuật như quy trình bón phân, sử dụng thuốc hài hòa cân đối và tránh lạm dụng, có đảm bảo thời gian cách ly, xây dựng các quy trình kỹ thuật có đảm bảo tính an toàn cho người tiêu dùng, giữ vững được thương hiệu. Có như vậy thì sản xuất cam sành mới phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao.

Bón phân, chăm sóc, quản lý dịch bệnh là quan trọng

Cam sành là cây có múi, sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường. Để có những trái cam sành đẹp, được thị trường ưa chuộng cần phải bón lượng phân cân đối. Người dân gọi là “nghệ thuật” bón phân để cho trái nhìn vừa đẹp mắt ăn lại ngon. Điều này không mấy dễ dàng đối với người trồng.

Để quản lý dịch hại trên vườn trồng, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh trên cam, trước tiên phải quản lý được rầy chổng cánh bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh, vệ sinh vườn thường xuyên, khi xử lý ra đọt non phải phòng trị đối tượng dịch hại này, thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện bệnh để có những biện pháp xử lý.

Các kỹ sư tại Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu nhiều năm và nhận định, đối với cây có múi nói chung, đặc biệt là cây cam xoàn, có một số vấn đề như vỏ dày, xù xì, ít nước, không ngọt, thậm chí không có nước. Các vấn đề kể trên liên quan đến vấn đề bón phân trong giai đoạn phát triển trái. Khi bón phân trong giai đoạn 1,5 tháng sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch, thì ngưng bón phân khoảng 1 tháng, tổng cộng 1,5 tháng sẽ bón 1 lần.

Với công thức bón phân hiện tại của bà con thì tỉ lệ vỏ dày và trái bị khô khá nhiều. Nếu bón phân 5 lần từ 1,5 tháng đến khi thu hoạch, với tỉ lệ đạm - lân - kali bằng nhau thì trái khoảng 180gram, khoảng 5,5 trái/kg sẽ cho trái ngọt. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu, từ lúc 1,5 tháng đến khi thu hoạch thì trái sẽ rất ngọt, nhưng trái nhỏ. Vì vậy, trong kỹ thuật canh tác, đặc biệt đối với cây có múi thì phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái.

Đối với vai trò dinh dưỡng đối với cây có múi, có hai chất rất quan trọng. Một là chất đạm - là chất quyết định nâng suất, hai là chất kali sẽ quyết định phẩm chất trái. Đặc biệt, cây trong giai đoạn còn tơ thì cây sinh trưởng rất mạnh, nếu bón thúc cho cây sinh trưởng mạnh, nhưng không bón phân cân đối sẽ làm cho da bưởi, cam xù xì.

Mặt khác, nếu bón phân đạm nhiều, trái sẽ to, vỏ dày, bên cạnh đó sẽ dẫn đến thúc đẩy cây ra đọt nhiều, nếu cây ra đọt nhiều trong giai đoạn trái lớn có thể làm khô múi. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu sẽ làm trái không lớn được, nhưng trái ngọt. Vì vậy, hiện nay cũng đã có những nghiên cứu để cải thiện chất lượng. Nhìn chung, để nhận biết được trái đạt chất lượng thì da phải láng, vỏ mỏng. 

HOÀNG HUy/ Lao ĐỘng
 Tags: hiệu quả

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,615
  • Tổng lượt truy cập90,259,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây