Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất - Ưu tiên số một!

Thứ sáu - 09/03/2018 09:11
Nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xác định là cốt lõi của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này, theo nội dung Chương trình năm 2018 thì ưu tiên số một là phát triển sản xuất...
 

 

Một mô hình kinh tế trang trại hiệu quả ở xã Tam Thuấn (Phúc Thọ). Ảnh: Thái Hiền

Có sự đột phá

Sau khi sắp xếp lại các chương trình mục tiêu quốc gia, trong giai đoạn 2016-2020 cả nước chỉ còn 2 chương trình gồm: Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hai chương trình này dưới sự điều hành chung của một ban chỉ đạo và có chung mục tiêu hướng tới là nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến tích cực: 63 tỉnh, thành phố đều có những cách làm sáng tạo, sát thực tiễn, bảo đảm chất lượng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. 

Một tín hiệu vui, sản xuất nông nghiệp đã đánh dấu những bước đột phá. Đến nay, cả nước đã phát triển được 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, trong đó đã có 744 chuỗi nông sản an toàn. Tất cả các tỉnh, thành phố đều có các mô hình hiệu quả, kể cả những nơi có điều kiện khó khăn về sản xuất như tỉnh Hà Giang và Sơn La...

Ngoài ra, cả nước cũng đã hình thành 30 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và 11.668 hợp tác xã nông nghiệp. Phong trào OCOP (mỗi xã một sản phẩm), sau thành công của tỉnh Quảng Ninh, đã được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố. Nhiều sản phẩm nông nghiệp sau khi được quan tâm đầu tư đã nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Đến nay, cả nước có 4.823 sản phẩm đặc sản cấp xã, cấp huyện có lợi thế cạnh tranh, trong đó 1.086 sản phẩm có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng.

Đáng chú ý, trong triển khai xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường và văn hóa cộng đồng cũng được quan tâm đúng mức. Khắp cả nước đã hình thành nhiều mô hình hay như: Mô hình công viên - bãi xử lý rác thải tại tỉnh Nam Định; mô hình trồng hoa, cây xanh, vẽ tranh ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội..., tạo bước chuyển rõ rệt trong nhận thức về bảo vệ môi trường.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ trung ương đến các địa phương, cả nước đã có 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 34,4% tổng số xã, vượt chỉ tiêu 3,4%; có 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tại Hà Nội, đến nay, TP Hà Nội đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 39 xã đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 294 xã.

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm

Tuy đạt kết quả cao nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn cần sớm được khắc phục. Nổi lên rõ nhất là khoảng cách chênh lệch trong xây dựng nông thôn mới giữa các vùng miền lớn. Thiên tai, biến đổi khí hậu đe dọa và gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, ảnh hưởng đến duy trì các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật; sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, thu nhập của người dân còn bấp bênh...

Năm 2018, cả nước phấn đấu có 39% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 54 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (TP Hà Nội phấn đấu có thêm 26 xã và 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số xã đạt 320/386 (đạt 87,4%), số huyện đạt 8/18 (đạt 44,4%).

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2018, cùng với việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở các xã chưa đạt, TP Hà Nội đã và đang chỉ đạo các xã tiếp tục duy trì, phát triển các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; đồng thời rà soát, điều chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; triển khai xây dựng xã nông thôn mới điển hình tiên tiến tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh) và Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ)...

Để hoàn thành mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới sẽ tập trung vào 3 nhóm chỉ tiêu quan trọng đó là: Tiếp tục thúc đẩy sản xuất, coi sản xuất là ưu tiên số một, nhất là sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho nông dân.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý: Trong xây dựng nông thôn mới, cần bám vào đặc trưng của từng vùng miền, địa phương để chọn lợi thế phát triển. Hợp tác xã cũng là chỉ tiêu quan trọng, phải triển khai quyết liệt để đến năm 2020 xây dựng được 15.000 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Đây không chỉ là mục tiêu về số lượng mà là yêu cầu tất yếu để đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi. Muốn như vậy, các địa phương cần thành lập thêm các hợp tác xã kiểu mới; tổ chức lại các hợp tác xã cũ theo Luật Hợp tác xã năm 2012, nâng cao hoạt động để đáp ứng nhu cầu thị trường làm bà đỡ cho phát triển kinh tế.

Cùng với đó, chú trọng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - hiện đại và giữ gìn bản sắc nông thôn. Dự kiến, trong quý II, Bộ NN&PTNT sẽ tổng kết các mô hình điển hình trong bảo vệ môi trường về cả công nghệ, tổ chức sản xuất... để làm cơ sở nhân rộng.
 
Theo Hà Nội mới
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập353
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,900
  • Tổng lượt truy cập90,282,293
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây