Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thứ hai - 05/11/2018 20:15
Sau nhiều năm nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với các nước có trình độ cao trong sản xuất nông nghiệp, Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (AHTP) đã xây dựng được các quy trình và mô hình trồng trọt, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, nhất là đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 của một số loại rau, hoa, quả có giá trị cao.
Chăm sóc rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao của một hộ nông dân ở quận 9.

Nhiều công nghệ và mô hình tiên tiến

Thạc sĩ Hoàng Đắc Hiệt (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao AHTP) cho biết: Trung tâm đã và đang chuyển giao đến nhiều địa phương một số công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, công nghệ tưới tự động phun mưa và tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân, vừa tiết kiệm nước, đạt hiệu quả tưới cao, vừa phù hợp với nhiều loại địa hình. Tiếp đó là công nghệ ươm cây giống theo lối công nghiệp, giúp nhà nông chủ động được thời vụ và kế hoạch trồng trọt, không bị lỡ vụ; đủ cây giống theo kế hoạch sản xuất; cây giống có chất lượng tốt, đồng đều và sạch sâu bệnh; cho phép cấy cả khi trời nắng vì cây giống có bầu rễ; cây phục hồi nhanh, tỷ lệ cây sống cao do không bị đứt rễ… Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã làm chủ được công nghệ lai tạo giống và công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro.

Với công nghệ trồng rau trong nhà màng (sử dụng mái lợp bằng ni-lông), Trung tâm đã xây dựng được bốn mô hình là trồng rau trên nền đất bình thường (ít vốn, yêu cầu kỹ thuật không cao, có thể áp dụng để trồng được rất nhiều loại rau ăn lá, rau ăn quả), trồng rau trên giá thể (môi trường trồng sạch, hạn chế được phần lớn các loại sâu bệnh nhưng chi phí lớn và yêu cầu kỹ thuật cao), trồng rau thep phương pháp thủy canh hoặc khí canh trong nhà màng (môi trường trồng sạch, rất ít sâu bệnh, có điều kiện đạt được năng suất và chất lượng cao nhưng đòi hỏi chi phí lớn), vườn rau gia đình (phù hợp với những gia đình ở đô thị, nhà có sân thượng đủ rộng).

Cùng với đó, Trung tâm đã nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao năm quy trình công nghệ trồng trọt ứng dụng công nghệ cao có thể phát triển bền vững cho nhiều doanh nghiệp, nông dân ở thành phố và nhiều địa phương khác. Những quy trình này đã được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Đó là các quy trình kỹ thuật trồng một số loại rau ăn lá trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; quy trình công nghệ sản xuất và chế biến rau ăn lá trong nhà màng theo chuỗi khép kín đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Theo Thạc sĩ Hoàng Đắc Hiệt, những quy trình công nghệ và mô hình nói trên mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả như: Tiết kiệm đáng kể chi phí, nước tưới và số lượng nhân công; làm tăng thời gian bảo quản, giữ chất lượng sản phẩm lâu hơn, giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch; sản phẩm được bảo đảm vệ sinh an toàn, có độ đồng đều cao, thu hoạch được quanh năm mà ít phụ thuộc thời tiết hay mùa vụ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật… dưới mức cho phép; không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe con người; tăng năng suất cây trồng; phù hợp với những nơi có điều kiện canh tác khắc nghiệt; hiệu quả kinh tế cao hơn quy trình canh tác truyền thống…

Tăng cường liên kết nhiều “nhà”

Theo TS Từ Minh Thiện, Phó trưởng Ban quản lý AHTP, việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, tự động hóa quy trình trồng trọt, lập kế hoạch, chủ động sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, nhưng sẽ là chưa đủ để phát triển bền vững. Điều cần chú trọng ở đây là phải làm sao thay đổi tư duy của nhà nông, đổi mới cách vận hành sản xuất của người nông dân, hình thành được sự liên kết theo chuỗi giá trị. Đó là tạo dựng được chuỗi giá trị với mối liên kết mật thiết giữa nhà cung cấp đầu vào (cung ứng vật tư nông nghiệp) với nhà sản xuất (nông dân, trang trại, hợp tác xã…), nhà buôn (thương lái thu mua), doanh nghiệp chế biến nông sản, nhà phân phối (thương mại, bán lẻ), người tiêu dùng. Cùng với đó, hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển là ngành nông nghiệp, công thương, liên minh hợp tác xã, hội nông dân, ngân hàng, nhà khoa học...

Thực tế ở thành phố cho thấy, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có liên kết thường thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn các hợp tác xã độc lập, như thu hút được mức vốn sản xuất cao hơn 2,4 lần, doanh thu bình quân cao hơn 5,7 lần, lợi nhuận bình quân cao hơn 1,55 lần...

Ở góc độ khác, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội (Hội Nông dân thành phố) Nguyễn Văn Lượng cho rằng, để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững, thành phố cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, các ngành liên quan cần quan tâm thực hiện thường xuyên, kịp thời việc tập huấn, chuyển giao công nghệ nhằm giúp nông dân tiếp cận những công nghệ mới và có thể ứng dụng. Tiếp đó, có chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đổi mới cách thức hỗ trợ nông dân, thay vì hỗ trợ vốn trực tiếp thì thành phố nên có chính sách hỗ trợ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua các đơn vị cung cấp vật tư, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để giúp các hợp tác xã, hộ nông dân giới thiệu và bán được nông sản một cách ổn định, bền vững. Ngoài ra, thành phố cần sửa quy định về cấp phép xây dựng theo hướng tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân có thể đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Tác giả bài viết: HOÀNG LIÊM

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay27,876
  • Tháng hiện tại206,443
  • Tổng lượt truy cập90,269,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây