Học tập đạo đức HCM

Pu Sam Cáp đổi hủ tục, đón cái mới

Thứ sáu - 30/12/2016 03:36
Pu Sam Cáp là xã đặc biệt khó khăn của huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Những năm qua, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đây được đánh giá có bước đi chậm mà chắc.

Dân hiểu lợi ích của NTM

Hiện nay, xã Pu Sam Cáp mới đạt 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Đây là kết quả rất đáng phấn khởi bởi so với nhiều địa phương khác, Pu Sam Cáp có tỷ lệ hộ đói nghèo cao, mặt bằng dân trí còn nhiều hạn chế, các bản ở xa nhau, nhiều bản biệt lập, kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém, nhiều phong tục, hủ tục vẫn chưa hoàn toàn bị bài trừ… Những bước đi của Pu Sam Cáp trong xây dựng NTM tuy chậm nhưng rất chắc chắn. Điểm quan trọng nhất là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nêu hầu hết người dân đều hiểu làm NTM là cho lợi ích của chính người dân.

Minh chứng đầu tiên cho thấy sự đổi thay trong nhận thức của người dân ấy là những con đường bê tông nội bản dài hàng ngàn mét ở các bản Hồ Sì Pán 1, 2, Nà Phân, Nậm Béo dù rất khó khăn nhưng đã được đổ bê tông vững chắc. Ông Lưu Đình Hồng – Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Năm 2014, xã triển khai đổ bê tông con đường giao thông nội bản đầu tiên tại bản Nà Phân. Ban đầu, việc huy động người dân đóng góp công sức, hiến đất làm đường quả thật rất khó khăn. Tuy nhiên, cán bộ, người có uy tín đã đã kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục; công khai, dân chủ tất cả các công việc để người dân cùng bàn. Và cuối cùng dân bản đều thông, tích cực tham gia vào các công việc. Tổng kết công trình, dân bản Nà Phân đã đóng góp hơn 167,8 triệu đồng gồm ngày công, hiến đất và vật liệu xây dựng”.

 pu sam cap doi hu tuc, don cai moi hinh anh 1

Bà con bản Hồ Sì Pán 2 làm đường giao thông nội bản.Chú thích ảnh:  K.K

Tương tự, năm 2015, xã và nhân dân bản Nậm Béo – bản xa nhất, nằm biệt lập trên đỉnh núi xây dựng tuyến đường bê tông nội bản. Ngày làm đường trời đổ mưa, tuyến đường chở vật liệu lên bản trở nên lầy lội, xe ôtô di chuyển rất khó khăn, bà con đã tình nguyện dùng xe máy đi vận chuyển vật liệu để phục vụ công trình. Anh Chang A Thào – Trưởng bản Nậm Béo chia sẻ: “Bà con đã không còn ỷ vào nhà nước bởi họ hiểu làm đường để phục vụ chính mình. Những ngày đổ đường bê tông, không ai bảo ai bà con đều tự giác tham gia ngày công từ sáng sớm tới mờ tối. Tính ra bà con đã góp được hơn 300 triệu đồng (tiền quy đổi từ ngày công)...”.

Trưởng bản Hồ Sì Pán tên là Thào A Nhè cho biết: “Để có đường bê tông sạch đẹp, nhiều hộ đã tình nguyện hiến đất nương, đất vườn. Đường đến đất nhà nào thì nhà ấy tự tháo dỡ, di chuyển tài sản, cây cối, hoa mầu tự nguyện...”.

 Tích cực sản xuất

Pu Sam Cáp xác định không nóng vội trong xây dựng NTM, tiến được bước nào thì phải chắc bước đó...” 
Ông Lưu Đình Hồng-Bí thư Đảng ủy xã Pu Sam Cáp.

 

Không chỉ làm đường giao thông nông thôn, để nhanh có cuộc sống mới, bà con Pu Sam Cáp còn tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến nay, các giống lúa bản địa thoái hóa, kém năng suất, chất lượng đã không còn được bà con trồng mà thay vào đó là những giống lúa thuần, lúa lai phẩm chất tốt. Bà con cũng biết sử dụng các loại phân bón hóa học kết hợp phân chuồng trong trồng trọt; biết tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Các loại máy nông nghiệp như máy tuốt, máy vò, máy cày, máy làm đất cũng đã không còn xa lạ với nông dân ở đây... Và vụ đông đang dần trở thành vụ cho thu nhập đáng kể...

Theo ông Lưu Đình Hồng – Bí thư Đảng ủy xã, các lĩnh vực văn hóa, xã hội của Pu Sam Cáp cũng có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ học sinh ra lớp luôn đạt gần như 100%, riêng năm học 2015 – 2016, tỷ lệ học sinh chuyển cấp ở cả 3 cấp học đạt trên 97%. Các hủ tục lạc hậu đã không còn chỗ đứng trên mảnh đất này. Tình hình an ninh nông thôn được đảm bảo. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ xuống còn 40,6% (giảm 22,6% so với năm 2011); thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/năm…/.

Tác giả bài viết: Khánh Kiên

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay71,284
  • Tháng hiện tại902,011
  • Tổng lượt truy cập92,075,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây