Học tập đạo đức HCM

Sáng tạo nhỏ - giá trị lớn

Thứ hai - 14/12/2015 04:13
Với ưu thế tận dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có tại địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, khai thác lao động nông nhàn, nhiều hộ nông dân ở Ninh Bình đã đầu tư trồng nấm đạt hiệu quả cao. Anh Nguyễn Đức Trọng - hội viên, nông dân thôn Áng Sơn - xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một trong những nông dân điển hình.

Công nhân tham gia làm nấm tại cơ sở nấm
 Bắt tay vào nghề trồng nấm từ năm 2004 nhưng do thiếu kiến thức, kinh nghiệm  nên những năm đầu vợ chồng anh Trọng đều thua lỗ. Sau nhiều năm thử nghiệm, tìm tòi học hỏi cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình, nhận thấy trồng mộc nhĩ, nấm sò là loại phù hợp với điều kiện khí hậu và đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Được tham gia các lớp tập huấn KHKT và vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, năm 2010 gia đình anh Trọng đã bắt tay vào trồng chủ đạo 2 loại nấm sò và mộc nhĩ. Đến nay diện tích trồng nấm sò và mộc nhĩ của gia đình anh là 2,5 ha cho thu hoạch 14 - 15 tấn nấm và mộc nhĩ mỗi năm.
 
Đón tiếp chúng tôi vào những ngày cuối tháng 11, thời điểm vợ chồng anh chị luôn tất bật với việc thu hoạch nấm. Anh cho biết: "Trồng nấm là một nghề khá vất vả, chăm sóc chúng mệt hơn là chăm sóc con mọn nên phải có sự yêu thích, lòng kiên trì thì mới thành công được". Qua trao đổi với anh, chúng tôi được biết trồng nấm có rất nhiều công đoạn. Muốn làm thành công, nông dân cần chú trọng khâu đầu tiên là xử lý nguyên liệu làm bịch giống; giống tốt chất lượng mới tốt; đảo ủ mùn cưa; thời gian hấp bịch nhiệt độ từ 90- 970 khi đun trong lò với thời gian 6 tiếng sẽ đảm đảo chất lượng nấm ra…Bên cạnh đó, cần lựa chọn thời vụ phù hợp với từng loại nấm để gieo trồng, nếu làm nấm trái vụ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Bên cạnh đó việc xử lý môi trường khu nhà xưởng, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh cho khu nuôi trồng cũng rất quan trọng.
 
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Anh Trọng đã đầu tư xây dựng lò hơi đốt để thanh trùng nguyên liệu. Các loại nguyên liệu như rơm, rạ, bông, mùn cưa sau khi đóng bịch được đưa vào lò hơi để xử lý. Trước đây, cơ sở của anh sử dụng 2 lò đốt trực tiếp, xử lý được 600 bịch nấm sò. Từ năm 2013, qua nghiên cứu thử nghiệm nhiều lần, anh đã đưa vào sử dụng lò hơi đốt với tăng công suất lên 1500 bịch nguyên liệu, tăng gấp 3 lần so với lò đốt trực tiếp. Đặc biệt tiết kiệm 60% khí đốt so với nồi cũ. Nhờ áp dụng lò hơi vào sản xuất nguyên liệu nên cơ sở của anh đã hạ giá thành nguyên liệu, tạo độ đồng đều về chất lượng nguyên liệu, giảm rủi ro khi nuôi trồng. Với lò đốt này năm 2013, anh Trọng đã tham gia hội thi "Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ VI" và  đạt giải nhì với sáng tạo "Cải tiến lò hấp trong sản xuất nấm thương phẩm." Đây là một trong những cải tiến, sáng tạo nhỏ nhưng đem lại giá trị lớn.
 
Sau hơn chục năm gắn bó với nghề trồng nấm, những kinh nghiệm tích lũy được đã giúp gia đình anh Nguyễn Đức Trọng sản xuất nấm thành công.  Với lực lượng nhân công lên tới 30 người vào mùa vụ đem lại mức thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, gia đình anh Trọng không chỉ sản xuất các loại nấm mà còn thu mua và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại địa phương. Những loại nấm được tiêu thụ nhiều nhất là nấm sò, mộc nhĩ. Cơ sở xuất nấm tới các tỉnh thành trên cả nước chủ lực là Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận như Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định... đem lại doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh. Năm 2014, Anh Trọng được vinh danh là 1 trong 143 "Điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi " của tỉnh Ninh Bình.
Theo Hội Nông dân

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay51,694
  • Tháng hiện tại882,421
  • Tổng lượt truy cập92,056,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây